Tư vấn pháp luật

Nhận lương chậm từ 15 ngày, người lao động sẽ được thêm tiền lãi

Khoản tiền lãi này được tính dựa trên lãi suất huy động tiền gửi có kỳ hạn 1 tháng tại ngân hàng nơi người lao động nhận lương định kỳ, do người sử dụng lao động mở.

BHXH Việt Nam giải đáp về thanh toán các chi phí do Covid-19 / Dạy kiêm nhiệm môn giáo dục quốc phòng có được phụ cấp?

Một quy định mới nhằm bảo vệ quyền lợi cho người lao động. Đó là kể từ 1/1/2021, người lao động nếu bị trả lương chậm từ 15 ngày trở lên, sẽ được đền bù một khoản tiền, ít nhất bằng tiền lãi của số tiền lương chậm trả. Đây là lãi suất được công bố tại thời điểm trả lương.

Ngoài ra, Bộ luật Lao động năm 2019 bắt đầu có hiệu lực từ đầu năm 2021 cũng quy định chủ sử dụng lao động nếu vì lý do bất khả kháng, không thể trả lương đúng hạn, thì bắt buộc không được trả chậm quá 30 ngày.

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Đặc biệt, trong một số trường hợp không được trả đủ lương hoặc bị trả lương không đúng thời hạn, người lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động mà không cần phải báo trước cho công ty.

Điều 100 Bộ luật Lao động 2012 đang có hiệu lực chỉ quy định người lao động được tạm ứng tiền lương theo điều kiện do hai bên thỏa thuận. Còn theo BLLĐ 2019, người lao động được tạm ứng tiền lương theo điều kiện do hai bên thỏa thuận và không bị tính lãi.

Cũng theo BLLĐ 2019, người lao động đi nghĩa vụ quân sự thì không được tạm ứng tiền lương. Trong khi đó, theo Bộ luật 2012, người sử dụng lao động phải tạm ứng tiền lương tương ứng với số ngày người lao động tạm thời nghỉ việc để thực hiện nghĩa vụ công dân từ 1 tuần trở lên nhưng tối đa không quá 1 tháng lương và phải hoàn lại số tiền đã tạm ứng trừ trường hợp thực hiện nghĩa vụ quân sự.

Ngoài ra, trường hợp hưởng lương theo sản phẩm, theo khoán mà công việc phải làm trong nhiều tháng, nghỉ hàng năm, tạm đình chỉ công việc… thì người lao động được tạm ứng lương.

 

Về nguyên tắc trả lương cho người lao động, Điều 94 BLLĐ 2019 bổ sung quy định người sử dụng lao động không được hạn chế hoặc can thiệp vào quyền tự quyết chi tiêu lương của người lao động.

Mặt khác, người sử dụng lao động cũng không được ép buộc người lao động chi tiêu lương vào việc mua hàng hóa, sử dụng dịch vụ của người sử dụng lao động hoặc của đơn vị khác mà người sử dụng lao động chỉ định. (Nguồn: Báo ANTĐ)

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm