Quy định về di chuyển nội bộ DN đối với lao động nước ngoài
Thời gian nghỉ trong giờ làm việc có được tính trả lương? / Tính hưởng phụ cấp chống dịch COVID-19 từ ngày nào?
Ảnh minh họa.
Công ty mẹ ở Nhật có kế hoạch cử 1 nhà quản lý và 1 chuyên gia có trình độ phù hợp đã và đang công tác tại công ty mẹ trên 12 tháng sang làm việc tại Việt Nam, chi nhánh Hà Nội và TPHCM.
Công ty JX Nippon Oil & Energy Việt Nam hỏi, người lao động nước ngoài được công ty mẹ ở Nhật cử sang làm việc tại chi nhánh của công ty con tại Việt Nam có thuộc đối tượng di chuyển nội bộ hay không?
Nếu theo hình thức di chuyển nội bộ, thì việc xin cấp giấy phép lao động/miễn giấy phép lao động cho người lao động nước ngoài này được thực hiện ở Sở Lao động – Thương binh và Xã hội Hải Phòng nơi công ty con đăng ký trụ sở hay ở Sở Lao động – Thương binh và Xã hội Hà Nội, TPHCM, nơi các chi nhánh đăng ký trụ sở?
Về vấn đề này Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội trả lời như sau:
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 3 Nghị định số 152/2020/NĐ-CP ngày 30/12/2020 của Chính phủ thì người lao động nước ngoài di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp là nhà quản lý, giám đốc điều hành, chuyên gia và lao động kỹ thuật của một doanh nghiệp nước ngoài đã thành lập hiện diện thương mại trên lãnh thổ Việt Nam, di chuyển tạm thời trong nội bộ doanh nghiệp sang hiện diện thương mại trên lãnh thổ Việt Nam và đã được doanh nghiệp nước ngoài tuyển dụng trước đó ít nhất 12 tháng liên tục.
Như vậy, trường hợp công ty mẹ tại nước ngoài cử người nước ngoài sang làm việc tại chi nhánh hoặc văn phòng đại diện của công ty con tại Việt Nam (do công ty mẹ tại nước ngoài thành lập) thì không được coi là di chuyển nội bộ doanh nghiệp. Công ty con tại Việt Nam có thể lựa chọn hình thức làm việc khác của người lao động nước ngoài cho phù hợp.
End of content
Không có tin nào tiếp theo