Tư vấn pháp luật

Tăng thẩm quyền xử phạt vi phạm giao thông cho CSGT, TTGT

Việc tăng thẩm quyền xử phạt vi phạm giao thông cho CSGT, TTGT sẽ thuận tiện cho công tác TTKS,, xử lý vi phạm, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho người dân.

Thu nhập dưới 132 triệu đồng/năm không phải đóng thuế thu nhập cá nhân / Quy định về di chuyển nội bộ DN đối với lao động nước ngoài

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Bộ GTVT đang sửa đổi Nghị định 100 theo hướng tăng thẩm quyền xử phạt vi phạm giao thông tối đa cho các chức danh để phù hợp với Luật Xử lý vi phạm hành chính mới ban hành. Theo nội dung dự thảo Nghị định đang được Bộ GTVT lấy ý kiến, Bộ GTVT đề xuất sửa đổi mức phạt tối đa của các chức danh và sửa đổi, bổ sung các chức danh có thẩm quyền xử phạt để phù hợp với Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính.

Nghị định 100 hiện quy định, thẩm quyền xử phạt của các chức danh được căn cứ vào mức xử phạt tối đa trước đây trong Luật Xử lý vi phạm hành chính chỉ đến 40 triệu đồng. Trong khi đó, Luật Xử lý vi phạm hành chính mới ban hành, mức xử phạt tối đa tăng từ 40 triệu đồng lên 75 triệu đồng. Như vậy, Chánh Thanh tra GTVT trước đây chỉ được phạt với mức tối đa là 20 triệu đồng, nay tăng lên gần 40 triệu đồng. Trưởng phòng CSGT cấp tỉnh trước đây chỉ được phạt đối với cá nhân vi phạm tối đa là 8 triệu đồng. Dự thảo Nghị định 100 sửa đổi tăng mức xử phạt tối đa cho chức danh này lên 15 triệu đồng.

Thực tế có nhiều hành vi vi phạm nghiêm trọng như: Vi phạm về nồng độ cồn, ma túy, tốc độ có mức xử phạt cao hơn số tiền tối đa CSGT được phạt. Nếu áp dụng theo quy định cũ, nếu CSGT gặp những trường hợp này sẽ phải lập biên bản và chuyển cấp hơn để ra quyết định xử phạt dẫn đến mất thời gian. Nhiều chuyên gia cũng nhận định, các mức phạt tối đa theo Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 cũng không còn phù hợp với thực tế. Những hành vi cố tình vi phạm hoặc có khả năng gây hậu quả lớn chưa có mức phạt đảm bảo tính răn đe.

Lãnh đạo Cục CSGT (Bộ Công an) cho biết, từ ngày 1/1/2022, Luật Xử phạt vi phạm hành chính có hiệu lực, xử lý vi phạm hành chính trong tham gia giao thông cũng áp dụng theo luật này, với những mức quy định rất cụ thể. Theo đó, cán bộ, chiến sỹ CSGT đang thi hành công vụ có quyền phạt cảnh cáo, phạt tiền không quá 500 nghìn đồng; Trưởng công an cấp huyện, trưởng phòng nghiệp vụ thuộc Cục CSGT, Trưởng phòng CSGT có quyền xử phạt không quá 25 triệu đồng...

Nghị định 100 nâng mức xử phạt nhiều hành vi vi phạm giao thông, nên với thẩm quyền xử phạt vi phạm của Luật Xử phạt vi phạm hành chính có hiệu lực từ ngày 1/1/2022, nhiều hành vi vi phạm sẽ phải thuộc thẩm quyền xử lý của giám đốc công an tỉnh và cấp cao hơn.

 

Việc tăng thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính lên cho cán bộ chiến sĩ, cấp đội, trạm, phòng CSGT công an tỉnh, thành phố sẽ thuận tiện cho công tác TTKS, xử lý vi phạm của lực lượng chức năng, cũng như tạo điều kiện thuận lợi nhất cho người dân.

Sau hơn 1 năm Nghị định 100 đã phát huy hiệu quả trong xử phạt vi phạm giao thông, thực sự đi vào cuộc sống. Việc sửa Nghị định 100 theo hướng cập nhật lại các chức danh có thẩm quyền xử phạt để phù hợp với Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi vừa mới ban hành.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm