Tướng Chung: Cớ gì không tử hình tội phạm tham nhũng
Thiếu tướng Nguyễn Đức Chung, Giám đốc Công an Hà Nội tại phiên thảo luận về Bộ Luật hình sự sửa đổi chiều 26/5.
Thảo luận về Bộ Luật hình sự sửa đổi chiều 26/5, nhiều ý kiến đề nghị giữ nguyên án tử hình đối với tội tham nhũng, không chỉ để đảm bảo tính răn đe và tiếp tục khẳng định chủ trương phòng chống tham nhũng đang được đặt ra.
Tử hình được coi là hình phạt nghiêm khắc nhất, chỉ được áp dụng với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng. Trên cơ sở đó, nhiều ý kiến đồng tình với việc thu hẹp hình phạt tử hình, điều này phù hợp với xu hướng chung của thế giới. Tuy nhiên, đại biểu cũng đề nghị cần hết sức cân nhắc trong việc bỏ hình phạt tử hình với một số tội như quy định trong dự thảo.
Đề cập đến tội tham nhũng, đại biểu Nguyễn Đức Chung, Giám đốc Công an thành phố Hà Nội cho biết, trên thực tế đã có án tử hình giảm xuống 20 năm, rồi xuống 18 năm. Thiếu tướng Nguyễn Đức Chung đề nghị tiếp tục duy trì hình phạt tử hình đối với tội phạm tham nhũng để đảm bảo tính răn đe.
Tướng Chung phân tích, người nghèo đi buôn ma tuý bị lĩnh án tử hình, không cớ gì người có chức vụ, kiến thức mà tham ô, tham nhũng lại không bị tử hình. Để đảm bảo sự công bằng, tướng Chung đề nghị giữ nguyên mức án tử hình với tội danh này.
Thiếu tướng Nguyễn Đức Chung, Giám đốc Công an Hà Nội tại phiên thảo luận về Bộ Luật hình sự sửa đổi chiều 26/5.Thiếu tướng Nguyễn Đức Chung, Giám đốc Công an Hà Nội tại phiên thảo luận về Bộ Luật hình sự sửa đổi chiều 26/5.Đại biểu Quốc hội Vương Đình Huệ, Trưởng Ban kinh tế Trung ương thì cho rằng, đối với tội phạm tham nhũng, khi sửa luật, điều quan trọng vẫn phải đảm bảo tính răn đe của pháp luật.
“Tội tham nhũng nếu bảo bỏ người ta lại bảo không đấu tranh chống tham nhũng nữa. Điều này chưa thuyết phục”, đại biểu Vương Đình Huệ thẳng thắn nhìn nhận, đồng thời đề nghị không nên cái gì cũng đưa ra lấy ý kiến dân để giảm bớt trách nhiệm của Quốc hội.
Đề cập đến vấn đề pháp nhân, đại biểu Trần Du Lịch (Đoàn TP HCM) cho rằng, khi xảy ra vi phạm, người đại diện phải là người chịu trách nhiệm. “Vụ Vedan, ai chỉ huy? Nếu truy cứu phải truy cứu người đại diện pháp nhân đó. Không nói chuyện tập thể ở đây, ai đại diện trước pháp luật thì người đó phải chịu trách nhiệm”.
Đại biểu Lịch cũng cho rằng, đối với tội tham nhũng là không thời hiệu, do vậy cần phải truy tới cùng, phát hiện đến cùng mới có thể trừng trị được”, đại biểu Trần Du Lịch ý kiến.
Đại biểu Nguyễn Đình Quyền (Đoàn Hà Nội) đề nghị không nên bỏ án tử hình bằng mọi giá để phúc đáp yêu cầu của thế giới. Đại biểu Quyền không đồng tình với việc không áp dụng hình phạt tử hình đối với người già từ 70 tuổi trở lên.
Vì hiện nay tuổi thọ đã được nâng cao, trong khi đó nhiều đối tượng ở độ tuổi này lại “phạm tội kinh khủng”, với tâm lý “hy sinh đời bố, củng cố đời con”. Ngược lại, đại biểu Quyền đề nghị vẫn giữ nguyên tắc giảm nhẹ tội đối với người chưa thành niên.
End of content
Không có tin nào tiếp theo