Tài chính - ngân hàng

UB Giám sát Tài chính: Năng suất của nền kinh tế có sự chuyển biến khả quan

Đó là nhận định của Ủy ban giám sát tài chính quốc gia (UBGSTCQG) trong báo cáo mới nhất về tình hình kinh tế tháng 4 và 4 tháng đầu năm 2015 ở Việt Nam.

Một số lĩnh vực kinh tế có sự chuyển biến tích cực

 
Theo số liệu của UBGSTCQG, về lĩnh vực đầu tư thì đang có chuyển biến tích cực, tổng vốn đầu tư phát triển quý 1/2015 tăng 9,1% so với cùng kỳ, cao hơn nhiều so với mức tăng quý 1/2014 (3,8%). Vốn đầu tư khu vực dân doanh tăng khá. Tính đến 20/4 tín dụng đối với nền kinh tế ước tăng 2,78% (cùng kỳ năm 2014 tăng 0,53%).
 
Vốn FDI thực hiện 4 tháng đầu năm đạt 4,2 tỷ USD, tăng 5% so với cùng kỳ năm trước. Vốn đầu tư từ NSNN tính đến tháng 4/2015 tăng 2,4% so với cùng kỳ (cùng kỳ 2014 giảm 4,5%).
 
Bên cạnh đó, lĩnh vực tiêu dùng thì đang được cải thiện. Cụ thể, tổng mức hàng hóa bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng 4 tháng đầu năm sau khi loại trừ yếu tố giá tăng gần 8% so cùng kì năm 2014, cao hơn mức tăng của cùng kỳ 3 năm trước (cùng kỳ các năm 2012, 2013, 2014 tăng lần lượt là 6,1%; 4,6%; 5,5%). Chỉ số niềm tin tiêu dùng (ANZ) T4/2015 ở mức 140,2 điểm, cao hơn 10,6 điểm so với cùng kỳ 2014 (129,6 điểm); cao hơn rất nhiều so với mức bình quân 134,5 điểm trong suốt thời gian qua.
 
Tương tự, khu vực doanh nghiệp phi tài chính tiếp tục chuyển biến tích cực về cả quy mô hoạt động lẫn hiệu quả sản xuất kinh doanh. Doanh thu, tài sản và vốn chủ sở hữu bình quân toàn khu vực doanh nghiệp năm 2014 tăng lần lượt là 19,61%; 19,51% và 18,9% so với năm 2013. Niềm tin kinh doanh được phục hồi, dù thị trường còn nhiều khó khăn, các doanh nghiệp đang có dấu hiệu đầu tư trở lại vào lĩnh vực sản xuất15
Đặc biệt khu vực doanh nghiệp nhỏ và vừa (SMEs), năm 2014 ghi nhận sự tăng trưởng trở lại sau khi tăng trưởng âm trong năm 2013. Năm 2014, doanh thu, tài sản và vốn chủ sở hữu bình quân của khu vực này tăng trương ứng là 28,31%, 25,58% và 19,2% (năm 2013 là -29,37%; -13,64%; -3,17%), đây là mức tăng trưởng cao nhất kể từ năm 2009. 
 
Ủy ban giám sát tài chính quốc gia cũng nhận định, việc ngành công nghiệp và xây dựng đang phục hồi mạnh mẽ, là động lực chính của tăng trưởng. Tính chung 4 tháng đầu năm, chỉ số sản xuất công nghiệp tăng 9,4% so cùng kì năm trước (cùng kì năm trước tăng 4,8%), trong đó công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 10,1% (cùng kì năm trước tăng 7,4%).
 
Ngành xây dựng và hoạt động kinh doanh bất động sản đều khởi sắc. Tốc độ tăng trưởng của ngành xây dựng trong quý 1/2015 cao hơn 1 điểm % so với tốc độ tăng của cùng kỳ (4,40% so với 3,40%) và tăng trưởng hoạt động kinh doanh bất động sản cũng tăng nhẹ so với cùng kỳ (2,55% so với 2,43%).
 
Cũng theo UBGSTCQG, đà kinh tế tiếp tục phục hồi rõ nét trong bối cảnh các cân đối vĩ mô được
duy trì, tạo nền tảng cho kinh tế trong thời gian tới bước vào giai đoạn “tăng trưởng nhanh và bền vững”, tức tăng trưởng nhanh trên nền tảng vĩ mô ổn định. Cụ thể, Lạm phát tiếp tục duy trì ở mức thấp. CPI tháng 4/2015 chỉ tăng 0,14% so với tháng trước và tăng 0,99% so với cùng kỳ năm
ngoái. Lạm phát cơ bản12 duy trì ổn định ở mức (2-4%) trong vòng 1 năm trở lại đây (tháng 4/2014 đến tháng 4/2015). Dự báo CPI tháng 5/2015 tăng 0,17% so với tháng trước và tăng 0,96% so với cùng kỳ năm 201413
 
Trong bối cảnh thu từ dầu thô giảm nhưng thu nội địa và thu từ xuất nhập khẩu tăng nên tổng thu NSNN vẫn đảm bảo. Tổng thu NSNN lũy kế đến tháng 4/2015 đạt 314,2 nghìn tỷ đồng, tăng 9,4% so cùng kỳ (cùng kỳ 2014 tăng 14%), bằng 34,5% dự toán. Trong đó, thu từ dầu thô giảm 32,6% so cùng kỳ (cùng kỳ 2014 giảm 4%) nhưng do kinh tế phục hồi thu nội địa và thu từ xuất nhập khẩu tăng lần lượt 17% và 7,3% so cùng kỳ (cùng kỳ 2014 tăng 17,3% và 21,4%).
 
Tăng trưởng ngành dịch vụ và nông nghiệp, xuất khẩu còn chậm và thấp
 
Bên cạnh những thành tích trên, UBGSTCQG cũng chỉ ra những lĩnh vực kinh tế chưa đạt yêu cầu. Cụ thể, khu vực dịch vụ và nông nghiệp: Khu vực nông, lâm, thủy sản đạt mức tăng trưởng 2,14% trong quý 1/2015, thấp hơn so với mức 2,37% của cùng kỳ năm trước. 
 
Tốc độ tăng trưởng khu vực dịch vụ quý 1/2015 giảm nhẹ so với cùng kỳ năm 20149 . Một trong những nguyên nhân là do số khách du lịch đến Việt Nam giảm mạnh10 khiến ngành dịch vụ lưu trú và ăn uống chỉ tăng trưởng 5,9% trong quý 1/2015, thấp hơn nhiều so với mức tăng 7,6% của cùng kỳ năm ngoái. Ngành nghệ thuật, vui chơi và giải trí cũng chỉ tăng 7%, thấp hơn mức tăng 9,1% của cùng kỳ năm 2014. 
 
Xuất khẩu tăng trưởng chậm. Tính chung 4 tháng đầu năm, tổng kim ngạch xuất khẩu ước đạt 50,1 tỷ USD, tăng 8,2% so với cùng kỳ năm 2014 (cùng kỳ năm 2014 tăng 16,9%). Xuất khẩu tăng trưởng chậm hơn cùng kỳ do cả yếu tố giá và lượng. Tính riêng quý 1/2015 chỉ số giá hàng xuất khẩu11 (tính theo đô la Mỹ) đã giảm 3,62% so với cùng kỳ. Nhưng nếu loại trừ yếu tố giá thì xuất khẩu cũng chỉ tăng 10,52%, vẫn thấp hơn mức tăng cùng kỳ (13,2%). 
 
Đồng thời, theo tạp chí The Economist chỉ số giá hàng hóa thế giới tháng 4/2015 giảm 19,6% so với cùng kỳ năm 2014. Kim ngạch hàng hoá nhập khẩu 4 tháng đầu năm nay ước tính đạt 53,1 tỷ USD, đưa mức nhập siêu 4 tháng đầu năm lên gần 3 tỷ USD, bằng 6% tổng kim ngạch xuất khẩu – cao hơn mục tiêu Quốc hội đề ra 5%.
 
Bên cạnh đó, về thị trường tài chính thì thị trường cổ phiếu phục hồi, nhà đầu tư nước ngoài mua ròng trở lại. Tính đến ngày 20/4, VNIndex tăng 3,6% và HNX Index tăng 0,4% so với đầu năm 2015. Nhà đầu tư nước ngoài mua ròng trở lại trong tháng 417. Từ 01/4 đến 20/4 khối ĐTNN mua ròng 1.515 tỷ đồng (tương đương 71 triệu USD) xấp xỉ với giá trị mua ròng từ đầu năm 2015 đến ngày 20/4 là 1.560 tỉ đồng (73 triệu USD). Tuy nhiên giá trị mua ròng từ đầu năm 2015 đến 20/4 chỉ bằng khoảng 60% cùng kỳ năm 2014.
 
Lãi suất trái phiếu chính phủ (TPCP) tăng nhẹ vào đầu tháng 4 song nhìn chung lãi suất trúng thầu trái phiếu KBNN trên thị trường sơ cấp giảm so với đầu năm 2015. Cụ thể, lãi suất kỳ hạn 5 năm giảm 0,66 điểm phần trăm, kỳ hạn 10 năm giảm 0,05 điểm, kỳ hạn 15 năm giảm 0,40 điểm phần trăm.
 
Phát hành trái phiếu KBNN giảm so với cùng kỳ năm trước. Từ đầu năm đến ngày 20/4/2015, phát hành trái phiếu KBNN đạt 62.370 tỷ đồng, giảm 10.784 tỷ đồng (15%) so với cùng kỳ năm 2014. 
 
Theo lý giải của UBGSTCQG, việc suy giảm phát hành trái phiếu KBNN có thể do những nguyên nhân sau: NHTM đẩy mạnh hoạt động tín dụng, giảm đầu tư vào TPCP. Tháng 4/2015 tăng trưởng tín dụng so với cuối năm trước đạt 2,78%, là mức tăng cao nhất so với cùng kỳ trong 3 năm gần đây.
 
Mặt khác, các NHTM quan tâm nhiều tới TPCP kỳ hạn dưới 5 năm18 nhằm đảm bảo tốt hơn danh mục đầu tư (cấu trúc tài sản của mình). Vì vậy UBGSTCQG cho rằng cần tăng cường phối hợp chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa để tạo điều kiện cho thị trường (chủ yếu là Tổ chức tín dụng) có điều kiện đầu tư vào TPCP kỳ hạn 5-10 năm.
 
Hòa Hậu
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo