Quốc tế

Uganda trở thành đất nước đầu tiên trên thế giới bắt người dân trả tiền để... dùng mạng xã hội

Đạo luật mới yêu cầu người dân trả tiền dùng mạng xã hội được chính phủ Uganda thông qua cách đây 1 tháng.

Và ngày 1/7 vừa rồi thì đạo luật đã chính thức có hiệu lực, theo đó người dân phải trả số tiền 200 Shillings Uganda (khoảng 0,05 USD, hơn 1.000 đồng) mỗi ngày để sử dụng các nền tảng truyền thông xã hội như Facebook, Twitter và WhatsApp, 3 ứng dụng phổ biến nhất tại quốc gia này.

Điều đó đồng nghĩa hàng triệu người dân Uganda sẽ không thể sử dụng mạng xã hội nếu không đóng khoản phí trên.

Theo Futurism, đạo luật mới giúp chính phủ có kinh phí đối phó với ảnh hưởng từ các "lugambo" (tin đồn, tin chưa xác thực) xuất hiện trên mạng xã hội. Chủ tịch nước Uganda Yoweri Museveni không nói rõ chính phủ sẽ sử dụng số tiền trên để đối phó như thế nào.

Nhiều người dân Uganda đã nhanh chóng phản đối đạo luật này, khi họ cho rằng việc thu phí mạng xã hội là để hạn chế tiếng nói từ những người bất đồng chính kiến với chính phủ. Những cuộc xung đột gần đây tại đất nước được điều phối qua mạng xã hội có thể giảm bớt sau đạo luật thu phí của chính phủ.

Một trong những chiến thắng lớn của truyền thông xã hội là giúp lan tỏa quan điểm của mọi người trên quy mô toàn cầu, cho dù họ ở đâu. Khoản phí này đã ngăn chặn người dân Uganda có được quyền lợi đó.

"Quyền bày tỏ ý kiến về xã hội, kinh tế và chính trị của chúng tôi đã bị #SocialMediaTax hạn chế", một người dân cho biết trên Twitter.

Nhiều người đã tìm đến các dịch vụ mạng riêng ảo (VPN) tuy có thể khiến họ bị truy tố do trốn thuế.

Nhưng họ không phản đối mức thuế, như người dùng @solonomking cho biết: "Nhiều người nói rằng mức phí trên không cao nhưng vấn đề không nằm ở mức phí, nó nằm ở nguyên tắc đánh thuế từ một nền kinh tế bị ảnh hưởng bởi chính phủ tham nhũng có thể khiến họ kiếm được nhiều tiền hơn".

Tất cả bài đăng liên quan đến thu phí dùng mạng xã hội tại Uganda đều có hashtag #SocialMediaTax.

Ngay sau khi đạo luật có hiệu lực, một nhóm luật sư đã yêu cầu tòa án Uganda bãi bỏ luật này nhưng sẽ rất khó để đạt được điều đó. Hiện người dân Uganda muốn dùng mạng xã hội chỉ có 2 cách: trả tiền hoặc lách luật và đối mặt với án phạt bất kỳ lúc nào.

Nên đọc
Theo VnReview
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo