Ứng dụng công nghệ phát triển chuỗi giá trị nông sản
Theo ông Nguyễn Hồng Sơn, Viện trưởng Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, chúng ta đang chuyển nền sản xuất nông nghiệp từ số lượng sang chất lượng và trong quá trình tái cấu trúc đó, yếu tố khoa học công nghệ, công nghệ tiên tiến là yếu tố then chốt giúp chúng ta chuyển đổi nhanh chóng. Ứng dụng công nghệ không chỉ dừng lại ở trong công đoạn sản xuất mà cần tiếp cận công nghệ cho toàn bộ chuỗi sản xuất.
Song song với công nghệ trong nước chúng ta từng bước hợp tác với các đối tác của nước ngoài để tiếp nhận, đánh giá cũng như lựa chọn công nghệ cho Việt Nam, để tạo ra sản phẩm chất lượng nhưng phù hợp với năng lực, trình độ của Việt Nam. Nhật Bản, Hàn Quốc… là những nước có công nghệ trồng trọt tương đối gần gũi với Việt Nam.
Thương mại giữa Việt Nam và Nhật bản trong những năm qua tăng khá cao, nhất là mặt hàng rau quả. Nhật Bản đang là thị trường đứng thứ 2 sau Trung Quốc nhập khẩu rau quả Việt Nam.
Trong khi đó, Nhật Bản là quốc gia có nền khoa học công nghệ nông nghiệp phát triển với nhiều sáng chế, công nghệ, kỹ thuật tiên tiến được áp dụng thành công mang lại giá trị lớn cho sản xuất. Với mục tiêu nâng cao năng suất, chất lượng nông sản và nâng cao giá trị gia tăng trong sản xuất, phát triển sản phẩm, kết nối mở cửa thị trường nhằm thu hút đầu tư cải thiện xuất khẩu nông sản với Nhật Bản. Đây là cơ hội kết nối các viện - trường - doanh nghiệp - nhà đầu tư Việt Nam và Nhật Bản trong nghiên cứu và chuyển giao công nghệ trong sản xuất nông nghiệp công nghệ cao, thúc đẩy cơ hội đầu tư và thương mại nông sản giữa hai nước.
Đặc biệt, Nhật Bản đang là đối tác quan trọng trong việc trao đổi, tiếp nhận các khoa học công nghệ vào Việt Nam, đồng thời góp phần trao đổi thương mại giữa hai nước. Khi chúng ta muốn xuất khẩu hàng hóa sang Nhật Bản thì công nghệ cũng phải tương đối tương thích với công nghệ của bạn để tạo ra sản phẩm đáp ứng chất lượng hàng hóa và được thị trường bạn thừa nhận, ông Nguyễn Hồng Sơn đánh giá.
Những công nghệ tiềm năng trong sản xuất nông nghiệp từ Nhật Bản được các doanh nghiệp Nhật Bản giới thiệu như: chế phẩm sinh học, thủy canh trong thủy sản; phân bón hữu cơ, giống cây trồng, vật liệu kiểm soát nhiệt độ, thuốc trừ sâu hữu cơ… trong trồng trọt và công nghệ khí sinh học trong chăn nuôi. Bên cạnh đó, các diễn giả còn giới thiệu bộ tiêu chuẩn hữu cơ JAS cho nông sản tại thị trường Nhật Bản.
Theo ông Koichiro Abe, Tổng giám đốc điều hành Raycean, các mặt hàng nông sản Nhật Bản có chất lượng, giá trị cao dựa trên các công nghệ nông nghiệp có giá thành rất cao ở Nhật Bản. Chẳng hạn, xoài có giá trung bình 48,5 USD/kg, nhưng giá xoài có thể tăng 112% đạt giá trên 102 USD/kg nhờ thương hiệu giá trị cao “Taiyo-no-tamago” trồng ở Miyazaki; hay xà lách cũng có giá tăng gấp 200% nhờ thương hiệu “xà lách có hàm lượng Ka thấp” trồng ở Fukushima; thậm chí cà chua rất rẻ nhưng giá có thể tăng trên 2.600% với thương hiệu “Tokutani-tomato” sản xuất ở Kochi…
“Công nghệ, bí quyết và chiến lược maketing có thể nâng cao giá trị nông sản gấp rất nhiều lần”, ông Koichiro Abe nhấn mạnh.
Theo ông Nguyễn Hồng Sơn, việc tiếp nhận các công nghệ như: giống, chế phẩm sinh học, chất cải tạo đất, thuốc bảo vệ sinh học… cũng như kiểm soát chất lượng của Nhật Bản giúp Việt Nam tiến gần hơn với hệ thống chất lượng của bạn, góp phần thúc đẩy tiến trình xuất khẩu hàng hóa nông sản Việt Nam sang Nhật Bản cũng như các nước Nhật Bản đang có quan hệ về bạn hàng.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Giá vàng ngày 23/12/2024: Biến động trái chiều
Ba lĩnh vực được dự báo tăng trưởng ấn tượng
Giá ngoại tệ ngày 23/12/2024: USD vẫn tăng mạnh nhờ động thái của Fed
Giá nông sản ngày 23/12/2024: Hồ tiêu và cà phê giữ mức ổn định
Kỷ niệm 70 năm Ngày truyền thống ngành Điện lực Việt Nam (21/12/1954 - 21/12/2024)
Giá heo hơi ngày 23/12/2024: Miền Bắc thiết lập mức giá mới