Ủy ban châu Âu rà soát thuế chống bán phá giá giày mũ da Việt Nam
Theo đó, Uỷ ban châu Âu thông báo tới tất cả các bên liên quan về việc sẽ xem xét, đánh giá quy chế đối xử như nền kinh tế thị trường “Market economy treatment” (vấn đề chọn mẫu) và quy chế đối xử riêng rẽ “Individual treatment - IT” theo yêu cầu được nộp bởi các nhà sản xuất/xuất khẩu không được chọn mẫu.
Các bên liên quan có thể đăng ký trong vòng 15 ngày kể từ ngày đăng thông báo này tới địa chỉ thư điện tử như sau: TRADE-AD499-Footwear-Court@ec.europa.eu.
Được biết, việc tiến hành rà soát này nhằm thực thi phán quyết ngày 4/2/2016 của Toà án Tư pháp thuộc Liên minh châu Âu (CJEU) cho rằng quyết định áp thuế chống bán phá giá nêu trên bị vô hiệu một phần do EC đã tiến hành điều tra không phù hợp với quy định liên quan đến “MET” và “IT”. Trên cơ sở đó, EC phải xem xét lại đề nghị được hưởng quy chế MET và IT (đã nộp từ năm 2006) của Việt Nam và Trung Quốc.
Trước đó, ngày 5/10/2006, Uỷ ban Châu Âu (EC) ban hành quyết định áp thuế chống bán phá giá với mức thuế đối với Trung Quốc là 16,5%, Việt Nam là 10%. Năm 2011, EC đã thông báo chấm dứt áp dụng biện pháp chống bán phá giá.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Bộ Công Thương lý giải quy định gỡ bỏ “tầng nấc trung gian” trong kinh doanh xăng dầu
Đề xuất ưu đãi thuế đặc biệt cho báo chí
Cân nhắc kỹ việc áp thuế tiêu thụ đặc biệt với đồ uống có đường
Vàng vẫn là ‘chân ái', trở thành top 1 mặt hàng nên mua vào năm 2025
Công bố bộ quy tắc đạo đức, ứng xử nghề nghiệp môi giới bất động sản
Đề xuất cho doanh nghiệp tự quyết giá xăng dầu có tỷ trọng tiêu thụ thấp