Vải thiều - cây ăn quả chủ lực của tỉnh Hải Dương
Quả vải là mặt hàng chủ lực được trông đợi mang về nguồn thu lớn nhất cho người dân huyện Thanh Hà, thị xã Chí Linh. Ngay từ quý I/2018, UBND tỉnh chỉ đạo các Sở, ngành, địa phương khảo sát, tìm hiểu thực tế và có biện pháp hỗ trợ, hướng dẫn, tư vấn bà con nông dân kỹ thuật canh tác, chăm bón vải thiều; tích cực ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật sản xuất vải thiều theo tiêu chuẩn Vietgap, Globalgap để nâng cao chất lượng sản phẩm.
Năm 2018, theo sơ bộ tổng hợp báo cáo và nhận định của người nông dân; được mùa vải, sản lượng cao nhất trong vòng 10 năm trở lại đây kể từ năm 2008 và tương đương với năm 2008 (là năm được mùa vải, diện tích 13.500ha, sản lượng 68.000 tấn). Năm 2018 toàn tỉnh là 10.500ha, sản lượng dự kiến 55.000-60.000 tấn. Trong đó, vải sớm 2.500ha, sản lượng dự kiến 20.000 tấn; vải thiều 8.000 ha; sản lượng dự kiến 30.000-40.000 tấn. Vải được chứng nhận sản xuất theo quy trình VietGAP: 300ha, sản lượng dự kiến 2.500 tấn (trong đó: Thanh Hà 250ha, Chí Linh 50ha). Diện tích nông dân được tập huấn, hướng dẫn và sản xuất theo quy trình VietGAP: 8.000ha, sản lượng dự kiến 35.000 tấn. Vải được Cục Bảo vệ thực vật Mỹ cấp mã số vùng trồng, đủ điều kiện sản xuất đi Mỹ, Úc, EU là 13 vùng, diện tích 131,68ha, sản lượng đủ tiêu chuẩn xuất khẩu dự kiến 1.000 tấn (Thanh Hà 9 vùng 92,68ha gồm 20,24 ha vải sớm, 72,44ha vải thiều; Chí Linh 4 vùng, 39ha vải thiều)
Tỉnh Hải Dương chú trọng phát triển thị trường truyền thống cả ở nội địa và xuất khẩu; khai thông các thị trường tiềm năng, có giá trị kinh tế cao. Ngay từ năm đầu, UBND tỉnh đã ban hành kế hoạch xúc tiến tiêu thụ vải thiều để các ngành, các địa phương để chủ động từ khâu sản xuất, xúc tiến thương mại, kết nối thiêu thụ vải thiều. Đối với thị trường nội địa, tỉnh Hải Dương xác định, thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh lân cận là thị trường quan trọng. Đến nay, vải thiều Thanh Hà sản xuất theo tiêu chuẩn Vietgap đã được kết nối tiêu thụ ngay từ đầu vụ trong hệ thống phân phối bán lẻ tại các siêu thị lớn Metro, Co.opmart, Happro, BigC, các chợ đầu mối hoa quả ở thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh. Bên cạnh đó, tiếp tục tập trung khơi thông, mở rộng, phát triển các thị trường mới có tiềm năng ở các tỉnh miền Trung và Tây Nguyên. Đối với thị trường xuất khẩu, tỉnh Hải Dương duy trì xuất khẩu quả vải tươi và vải thiều chế biến. Thị trường Trung ương vẫn được xác định là thị trường truyền thống. Phần lớn sản phẩm vải thiều tươi xuất khẩu tiêu thụ ở thị trường này. Tỉnh Hải Dương tiếp tục tập trung duy trì ổn định và nâng cao số lượng xuất khẩu vào các thị trường đã có như: Các Tiểu vương quốc Ả rập thống nhất, Pháp, Malaixia, Philipine, Thái Lan, Mỹ, Thụy Điển, Australia, Singapore và Hàn Quốc...
Vào đầu vụ thu hoạch vải đã có nhiều doanh nghiệp đăng ký thu mua vải thiều để đưa vào các thị trường như: Trung Quốc, Các Tiểu Vương Quốc Ả Rập thống nhất, Pháp, Malaixia, Philipine, Thái Lan, Mỹ, Thụy Điển, Australia, Singapore và Hàn Quốc...; Một số doanh nghiệp điển hình trong và ngoài tỉnh đã tham gia xuất khẩu số lượng lớn vải như: Công ty TNHH một thành viên Hưng Việt (xuất khẩu sang Trung Quốc), Công ty XNK nông lâm sản Thanh Hà (xuất khẩu Pháp và Úc), Công ty TNHH TM và DV Rồng Đỏ (xuất khẩu sang Úc), Công ty cổ phần giống cây trồng Kiên Giang (xuất khẩu Hàn Quốc), Công ty Agricare Việt Nam xuất khẩu sang Singapore và Canada...
Năm 2018, dự kiến tổng sản lượng vải thiều tiêu thụ trong nước khoảng 36.000 tấn, chiếm 60%; xuất khẩu khoảng 24.000 tấn, chiếm 40%.
Đây là kết quả đáng mừng cho người nông dân trồng vải thiều.
End of content
Không có tin nào tiếp theo