Thị trường

Vải thiều Việt Nam: Gặp cơ hội - vấp khó khăn

(DNVN) - Mặc dù vải được xuất ngoại nhưng số lượng quá thấp (khoảng 200 tấn) so với tổng sản lượng thu hoạch của cả nước (200.000 tấn) vì vậy thị trường tiêu thụ vải thiều của nước ta năm nay không có nhiều biến động so với các năm trước.

Giá vải tăng nhẹ đầu mùa
Chiều ngày 2/6 giá vải thiều được ghi nhận có dấu hiệu tăng nhẹ. Theo đó, những đợt hàng cuối ngày được các đại lý thu mua không có nhiều biến chuyển so với buổi sáng. Tại huyện Lục Ngạn, vải thiều lai Thanh Hà loại 1 dao động từ 16.000 đến 20.000 đồng/kg, tăng từ 2.000-2.500 đồng/kg so với ngày hôm qua, vải u hồng cũng có giá tương tự.

Giá vải vào đầu chính vụ tăng nhẹ là tín hiệu tốt cho người trồng. ( Ảnh: Internet)
Giá vải vào đầu chính vụ tăng nhẹ là tín hiệu tốt cho người trồng. ( Ảnh: Internet)

Giá vải loại 2 có giá xấp xỉ 14.000 đồng/kg. Vải loại 3 người trồng cũng bán được trên 8000 đồng/kg. Nhìn chung giá thu mua tại các địa phương tăng nhẹ từ 2000-3000 đồng, được coi là một khởi đầu thuận lợi cho người dân trồng vải năm 2015.

Vải được xuất khẩu nhưng số lượng quá thấp
Mặc dù các trang báo nhắc đến việc năm nay vải thiều được Mỹ, Úc chấp nhận nhập khẩu. Nhưng số lượng còn rất hạn chế, tính đến nay mới xuất khẩu được 5 tấn sang 2 thị trường này để thăm dò phản ứng. Trong khi đó sản lượng vải thu hoạch trên cả nước ước tính 200 ngàn tấn mùa vụ 2015.

Dù có thuận lợi, kim ngạch xuất khẩu quả vải trong 1, 2 năm tới cũng chưa có những biến chuyển lớn đối với thị trường Mỹ, Úc và EU. Đây là những nhận định của ông Trần Tuấn Anh thứ trưởng Bộ Công thương trong cuộc họp báo thường kỳ của Bộ ngày 1/6 vừa qua.

Bên cạnh 2 thị trường trên Việt Nam còn xúc tiến đưa quả vải sang Pháp để tìm thêm cơ hội xuất khẩu mở rộng thị trường. Để làm được điều này, Thương vị Đại sứ quán Việt Nam tại Pháp đã chuẩn bị suốt một năm qua đến nay đã có kết quả.

Vượt qua những rào cản khó khăn về mặt kỹ thuật và chất lượng vận chuyển, ngày 4/6 tới 500kg vải thiều đầu tiên mang thương hiệu Việt Nam sẽ có mặt và được bày bán tại siêu thị Thanh Bình Jeune tại Paris. 

 

Vấn đề rào cản kỹ thuật và thương hiệu
Dù Mỹ hay Pháp thì đều có yêu cầu về mặt chất lượng sản phẩm và điều kiện xuất khẩu. Nếu Mỹ, Úc yêu cầu chiếu xạ quả vải thì để xuất khẩu sang Pháp phải xử lý xông hơi lưu huỳnh để diệt trừ các loại sâu bọ bám trên vỏ. 

Chất lượng và thương hiệu là 2 vấn đề quan trọng trong việc đưa nông sản ra quốc tế. ( Ảnh: internet)
Chất lượng và thương hiệu là 2 vấn đề quan trọng trong việc đưa nông sản ra quốc tế. (Ảnh: internet)

Ông Trần Tuấn Anh cũng nhấn mạnh thêm về vấn đề thương hiệu của nông sản nước nhà. Mặc dù nước ta có nhiều thế mạnh trong lĩnh vực nông nghiệp cả về số lượng và chất lượng, tuy nhiên định vị sản phẩm trên trường quốc tế còn quá yếu.

Bên cạnh đó, phải ổn định về quy mô, phương thức sản xuất đủ điều kiện vượt qua hàng rào kỹ thuật tiêu chuẩn để tiến vào và tồn tại được ở những thị trường khó tính này.

Bắc Giang, Hải Dương tích cực xúc tiến thương mại
Thời điểm này, vải thiều Lục Ngạn - Bắc Giang bắt đầu chớm thu hoạch chính vụ, lãnh đạo tỉnh sớm đã chuẩn bị nhiều phương án tiêu thụ và làm thương hiệu từ trước.

 

Về phía huyện Thanh Hà – Hải Dương, trao đổi với đại diện phòng nông nghiệp huyện được biết, hiện nay trên địa bàn các hộ vẫn chưa thu hoạch. 
Vào mùng 5 và mùng 10/6 tới đây, lãnh đạo tỉnh Hải Dương sẽ có buổi gặp mặt với Sở Công thương Hà Nội và Hồ Chí Minh nhằm kết nối với các doanh nghiệp, chợ đầu mối để thu mua và tiêu thụ vải thiều ổn định cho tỉnh nhà.

Hương Giang (T/H)
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo