Xã hội

Vấn đề giới tính sẽ được đề cập nhiều trong SGK mới

Theo GS Nguyễn Minh Thuyết, sách giáo khoa vào chương trình mới sẽ đề cập nhiều hơn tới vấn đề giới tính. Các bài học giúp học sinh nhận thức được việc bảo vệ mình trước vấn đề xâm hại.

Tại buổi họp báo, một vấn đề được dư luận quan tâm hiện nay là liệu đầu năm học 2018-2019 việc triển khai chương trình đổi mới SGK, GS.TS Nguyễn Minh Thuyết, Tổng Chủ biên Chương trình giáo dục phổ thông khẳng định sách mới sẽ kịp đưa vào giảng dạy từ năm học 2018-2019.

Theo GS.TS Nguyễn Minh Thuyết, để đảm bảo chương trình đổi mới SGK được đưa vào đúng thời gian như Nghị quyết của Quốc hội khóa 13 nêu ra, Chính phủ phải có thời gian làm việc với lãnh đạo địa phương để yêu cầu địa phương chuẩn bị đầy đủ các điều kiện cần thiết để thực hiện chương trình mới.

Vì GS.TS Nguyễn Minh Thuyết cho rằng, nếu các điều kiện không đảm bảo sẽ dẫn tới chương trình đổi mới SGK bị hạn chế, khó thành công, tờ Pháp luật plus đưa tin.

GS Nguyễn Minh Thuyết - Tổng chủ biên chương trình giáo dục phổ thông mới.

Được biết, sách giáo khoa vào chương trình mới sẽ đề cập nhiều hơn tới vấn đề giới tính. Các bài học giúp học sinh nhận thức được việc bảo vệ mình trước vấn đề xâm hại sẽ có trong các môn như Khoa học đời sống, Kiến thức pháp luật, Sinh học ở các cấp học. GS Thuyết cũng cho rằng việc bảo vệ trẻ em không chỉ nằm ở chương trình giáo dục tốt mà cần cả sự phối hợp từ gia đình, xã hội, pháp luật.

Theo tin tức trên báo PL TP.HCM, SGK ở chương trình giáo dục phổ thông sẽ có sự thay đổi mạnh nhất ở cấp THPT. Theo đó,  ở bậc THPT đối với lớp 10 sẽ được coi là lớp dự hướng giúp học sinh có được sự chuẩn bị để chọn hướng nghề nghiệp cho đúng.

Đối với lớp 11 và 12 là giáo dục định hướng nghề nghiệp, đảm bảo học sinh tiếp cận nghề nghiệp, đào tạo có chất lượng sau THPT. Định hướng này cũng là lý do chương trình mới giảm số môn học của học sinh ở bậc THPT.

Ở chương trình giáo dục tiểu học giúp học sinh hình thành và phát triển những yếu tố căn bản đặt nền móng cho sự phát triển hài hòa về thể chất và tinh thần, phẩm chất và năng lực. Định hướng chính vào giáo dục về giá trị gia đình, quê hương, cộng đồng và những thói quen, nề nếp cần thiết trong học tập và sinh hoạt….

Còn đối với cấp THCS sẽ giúp học sinh phát triển các phẩm chất, năng lực đã được hình thành và phát triển ở cấp tiểu học; tự điều chỉnh bản thân theo các chuẩn mực chung của xã hội; hình thành phương pháp học tập, hoàn chỉnh tri thức và kỹ năng nền tảng để tiếp tục học lên THPT, học nghề hoặc bước vào cuộc sống lao động….

 

Nên đọc
Nguyễn Hà (tổng hợp theo báo PL TP.HCM, Pháp luật plus)
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo