Tôm chết hàng loạt, người nuôi ở Quảng Bình thua lỗ nặng
Hơn 10 ngày qua, tôm nước lợ của người dân thị xã Ba Đồn, tỉnh Quảng Bình bị dịch bệnh, chết hàng loạt khiến người nuôi thua lỗ nặng.
DNNVV chuyển đổi từ hộ kinh doanh được miễn lệ phí đăng ký doanh nghiệp / Giá cà phê trong nước tăng sau nhiều ngày giảm liên tiếp
Theo phản ảnh của người dân, nắng nóng kéo dài nước nhiễm mặn dẫn đến tôm bị bệnh chết, nhiều hộ thua lỗ hàng trăm triệu đồng.
Ông Nguyễn Văn Đồng, ở phường Quảng Phúc, thị xã Ba Đồn, tỉnh Quảng Bình có hơn 10 năm nuôi tôm cho biết, năm nay, ông thả nuôi 4 ao tôm trên diện tích 23.000 m2. Vụ này ông mới thu hoạch được một nửa. Số tôm còn lại hơn 70 ngày tuổi, chậm lớn, đang có biểu hiện đỏ thân và chết dần.
Người dân phường Quảng Phúc, thị xã Ba Đồn khó khăn khi nhiều diện tích tôm dịch bệnh chết.
Theo ông Đồng, giá tôm giảm mạnh nên người nuôi cũng gặp nhiều khó khăn: "Thời tiết khí hậu và môi trường nước không được sạch nên dịch bệnh rất nhiều. Hiện tại, tôm to sắp xuất bị chết bới những bệnh không rõ nguyên nhân. Cứ đỏ thân vào bờ chết, con to chết trước nên phải thu. Mà bán tôm bệnh tư thương ép giá rẻ".
Không riêng hộ ông Đồng, nhiều hộ nuôi tôm ở phường Quảng Phúc, thị xã Ba Đồn cũng rơi vào tình cảnh tương tự.
Ông Nguyễn Thanh Đôn, Chủ tịch UBND phường Quảng Phúc, thị xã Ba Đồn cho biết, nhiều gia đình đầu tư cả trăm triệu đồng, nay tôm bị bệnh chết coi như trắng tay.
"Nhiều hộ khó khăn trong vấn đề nuôi tôm, dịch bệnh bị tương đối nhiều. Các hộ dân nuôi tôm năm được năm mất cho nên rất vất vả. Cùng với đó, thời tiết nắng nóng kéo dài tôm không phát triển được nên đại đa số người nuôi đều bị thua lỗ. Trong khi đó, cán bộ thú y về tìm bây giờ vẫn chưa phát hiện ra nguyên nhân tôm chết vì sao", ông Đôn nói.
Tôm bị bệnh chết khiến người nuôi thua lỗ.
Ông Đinh Thiếu Sơn, Phó Chủ tịch UBND thị xã Ba Đồn, tỉnh Quảng Bình cho biết, gần 15 ha tôm nuôi ở địa phương bị dịch bệnh. Trước tình hình này, chính quyền khuyến cáo người dân không nên mở rộng diện tích nuôi; tăng cường kiểm tra ao nuôi, bảo đảm môi trường nước.
Theo ông Đinh Thiếu Sơn, địa phương đã có kế hoạch hỗ trợ bước đầu giúp bà con thả nuôi vụ mới. Các hộ bị ảnh hưởng khuyến cáo người dân tăng cường khử trùng, sát trùng ao hồ chuẩn bị vụ nuôi mới khỏi lây lan dịch lại. Diện tích nuôi tôm càng ngày bị ảnh hưởng do dịch bệnh liên tục, do nguồn nước bị ô nhiễm cho nên một số hộ thay đổi chuyển sang nuôi các loại hình khác đỡ dịch bệnh hơn.
Ông Lê Ngọc Linh, Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản tỉnh Quảng Bình cho biết, người nuôi tôm ở Quảng Bình đang gặp nhiều khó khăn. Thời tiết nắng nóng, tôm bị dịch bệnh, giá tôm giảm, người nuôi tôm thiệt đơn thiệt kép.
Theo ông Linh, nuôi tôm năm nay ở tỉnh Quảng Bình giá cả thấp hơn những năm trước đây. Chi phí nuôi tôm cũng lớn, nên cân đối lại hầu như không có lãi. Hàng năm, Sở Nông nghiệp đều hướng dẫn mùa vụ thả nuôi về kỹ thuật, cảnh báo thời tiết, tổ chức tập huấn hướng dẫn kỹ thuật cho bà con.
Theo Tuyết Lê/VOV
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Hội chợ đặc sản 2024: Cầu nối đưa sản phẩm Việt vươn xa
Xăng giảm giá
Giá ngoại tệ ngày 22/11/2024: USD đạt đỉnh 13 tháng, chạm mốc 107,05 điểm
Giá vàng thế giới: Tăng mạnh, đạt đỉnh hơn một tuần qua
Giá vàng trong nước ngày 22/11: Tiếp tục tăng mạnh
Giá nông sản ngày 22/11/2024: Cà phê, hồ tiêu đồng loạt tăng mạnh
Cột tin quảng cáo