Vàng chứng kiến tuần giảm giá đầu tiên trong vòng ba tuần
Giữa bối cảnh đồng USD nhích nhẹ từ mức thấp nhất trong gần 8 tháng so với rổ các đồng tiền chủ chốt, giá vàng cũng diễn biến theo chiều ngược lại. Bỏ lại phiên tăng giá đầu tuần, kim loại quý ngày càng lùi sâu về cuối tuần, do các thị trường chứng khoán khởi sắc cùng sự mạnh lên của đồng USD.
Đáng chú ý, trong ngày 14/4, Quỹ giao dịch vàng lớn nhất thế giới, SPDR Gold Shares, cho biết lượng vàng do quỹ này nắm giữ giảm 5,05 tấn xuống mức thấp nhất trong một tháng.
Tính tới sáng 16/4 (giờ Việt Nam), tại thị trường Mỹ, giá vàng giao ngay tăng 0,4%, lên 1.231,96 USD/ounce. Tuy nhiên, giá kim loại quý này vẫn giảm 0,6% trong cả tuần này, giữa bối cảnh chỉ số đồng USD- thước đo diễn biến của đồng USD so với 6 đồng tiền chủ chốt trong rổ tiền tệ- lại tăng 0,5%, đánh dấu tuần tăng đầu tiên trong ba tuần qua. Trong khi đó, giá vàng giao tháng 6/2016 cũng tăng 0,7%, lên 1.234,6 USD/ounce.
Hiện giá vàng ổn định hơn sau khi ghi nhận quý tăng mạnh nhất trong vòng 30 năm qua vào quý I/2016, do những đồn đoán rằng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ sẽ tiến hành vài đợt nâng lãi suất trong năm nay. Chủ tịch Fed tại Chicago, Charles Evans, mới đây dự đoán rằng ngân hàng này sẽ tiến hành ít nhất hai đợt nâng lãi suất từ nay tới cuối năm.
Trong một diễn biến liên quan, các khoản nợ xấu liên quan đến dầu mỏ đang chất đống tại các ngân hàng Mỹ. Ngân hàng Bank of America hôm 14.4 tuyên bố dành ra 997 triệu USD để tránh lỗ từ các khoản cho vay chủ yếu trong danh mục đầu tư 22 tỉ USD vào lĩnh vực năng lượng của họ.
Ngân hàng Wells Fargo cảnh báo về “sự căng thẳng đáng kể” và “xuống cấp” trong ngành dầu khí. Nhà băng này cũng buộc lòng phải thêm 200 triệu vào khoản dự trữ để chống lỗ cho vay và đây là lần đầu tiên họ tăng khoản dự trữ này kể từ năm 2009.
JPMorgan Chase cũng tăng chi phí dự phòng rủi ro tín dụng lên 88%, phần lớn là vì các mảng làm ăn dầu, khí đốt và đường ống. Điều này đủ để khiến lợi nhuận JPMorgan Chase giảm lần đầu tiên kể từ cuối năm 2014.
Nhà phân tích ngân hàng Dick Bove của hãng Rafferty Capital cho biết chắc chắn các nhà băng đang chịu áp lực từ đợt lao dốc giá dầu. “Ngân hàng đang tăng chi phí dự phòng rủi ro tín dụng đáng kể. Họ đang nhìn thấy sự sụt giảm của các danh mục đầu tư”, ông Bove nói.
Đây không phải là tin tốt với các ngân hàng Mỹ, những hãng đang phải chật vật trong môi trường có lợi nhuận giao dịch giảm và hy vọng lãi suất cao bị dập tắt bởi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) thận trọng hơn. Không nhiều người ngạc nhiên khi ngành tài chính Mỹ đi xuống 4% trong năm nay và là mức giảm lớn nhất trong thị trường chứng khoán.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Giá vàng trong nước ngày 25/12/2024: Duy trì ổn định bất chấp vàng thế giới tăng
Giá ngoại tệ ngày 25/12/2024: USD giữ đà tăng trong kỳ nghỉ lễ
Giá nông sản ngày 25/12/2024: Giá cà phê tăng nhẹ, hồ tiêu giữ vững mức cao
Giá heo hơi ngày 25/12/2024: Miền Nam và miền Trung tiếp tục xu hướng tăng
FID báo cáo sai khoản lỗ
Bước đệm cho tăng trưởng từ giảm 2% thuế VAT