Vàng mã hút người tiêu dùng vào dịp Tết hàn thực
Tại một số tỉnh miền núi phía bắc như Cao Bằng và Lạng Sơn, dọc theo một số cửa hàng chuyên buôn bán hàng mã, các sản phẩm phục vụ Tết hàn thực được bày bán nhiều và đa dạng. Theo những người bán hàng, các sản phẩm cúng Tết thanh minh, tết hàn thực đã bắt đầu hút người tiêu dùng. Năm nay, giá một số sản phẩm có cao hơn một chút nhờ mẫu mã đẹp và kích thước lớn.
Tại cửa hàng của chị Lý (Chợ Xanh, TP. Cao Bằng), các sản phấm cúng Tết hàn thực đang được nhiều người chọn mua. Mỗi ngày, cửa hàng của chị Lý cũng bán được khoảng 200 - 400 bộ vàng mã, chưa kể bán buôn mặc dù giá thành một vài sản phẩm có tăng nhẹ.
Theo chị Lý, giá một bộ vàng mã bao gồm mũ, giầy, quần áo dao động từ 50.000 - 150.000 đồng tùy thuộc vào kích cỡ. Các sản phẩm khác như tiền vàng, thỏi vàng có giá khoảng 30.000 đồng - 50.000 đồng/vật phẩm. Năm nay, bộ vàng mã được nhiều cơ sở làm kích thước lớn hơn và mẫu mã bắt mắt. Đây là những sản phẩm cao cấp và có giá từ 150 - 300.000 đồng/bộ.
So với các dịp lễ, tết khác như rằm tháng Giêng hay rằm tháng Bảy thì Tết hàn thực ở các tỉnh miền núi phía bắc nhu cầu của người dùng về vàng mã luôn tăng cao. Nhờ vậy mà doanh thu của nhiều cửa hàng bán vàng mã cũng lên tới cả trăm triệu.
Bà Đàm Thị Châm (Đồng Đăng, Lạng Sơn) cho hay, cũng vào dịp này năm ngoái doanh thu nhờ bán vàng mã luôn cao gấp đôi so với tháng cô hồn và gấp ba so với ngày rằm, mồng một hàng tháng. Năm nay, từ Tết thanh minh, tại cửa hàng này đã có doanh thu cao nhất có ngày lên đến 25 triệu đồng.
Còn tại đ ại lý vàng mã của chị Hoàng Thị Dung trên đường (Vườn Cam - Hợp Giang – Cao Bằng), với hơn 3 kho hàng chứa vàng mã, đây được coi là “thủ phủ” cung cấp vàng mã cho các cửa hàng nhỏ lẻ khu vực TP. Cao Bằng. Theo chị Dung chủ đại lý, vàng mã tại đây được chị nhập về chủ yếu từ (Long Châu – Trung Quốc). Tại đây, giá một bộ vàng mã cúng Tết hàn thực dao động từ 20.000 - 150.000 đồng/bộ. Một con ngựa có giá dao động khoảng 200.000 – 500.000 đồng; một thỏi vàng tài lộc chừng 30.000 - 35.000 đồng. Một bộ quần áo gồm: Mũ nón, giầy dép, đồng hồ, khăn xếp,… dao động khoảng 20,000 - 100,000. Nếu so với những năm trước giá có tăng nhẹ bởi năm nay, nguyên liệu chủ yếu là giấy, tre, nứa… Đây là giá bán buôn, còn giá bán lẻ có thể đắt hơn chừng 30.000 đồng - 70.000 đồng tùy thuộc vào từng cửa hàng”, Chị Dung cho biết thêm.
Theo phong tục tập quán đối với người dân một số tỉnh miền núi phía Bắc, Tết hàn thực khá quan trọng, cho dù đi khắp năm châu nhưng ngày tết này vẫn quay về đi tảo mộ và thờ cúng tổ tiên.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Giá vàng ngày 24/1/2025: Tiếp tục tăng
Giá nông sản ngày 24/1/2025: Cà phê và hồ tiêu tiếp tục tăng mạnh
Tỷ giá hôm nay 24/1: Giá ngoại tệ ghi nhận xu hướng trái ngược
TP Hồ Chí Minh: Gần 1.000 sản phẩm OCOP quy tụ tại phiên chợ 'Tết xanh - Quà Việt'
Lợi nhuận trước thuế FPT Retail vượt kế hoạch năm 2024
Thương lái gom hàng hoa phục vụ Tết