Quốc tế

Vào bệnh viện uống hộp sữa, ngủ một giấc, viện phí gần 440 triệu đồng

Một bé trai người Hàn Quốc được nằm nghỉ và uống một hộp sữa tại bệnh viện San Francisco. Sau đó, bố mẹ bé đã phát hoảng khi nhận được hóa đơn viện phí lên tới 18.836 USD (tương đương gần 440 triệu đồng).

Jang Yeo-im chơi với con trai, Park Jeong-whan, trong phòng ngủ của gia đình họ. (Nguồn: Jun Michael Park, Vox / KHN)

Theo tờ South China Morning Post, vào buổi sáng đầu tiên của kỳ nghỉ đến San Francisco hồi năm 2016, đứa con trai 8 tháng tuổi của của chị Jang Yeo-im, bé Park Jeong-whan, đã ngã khỏi giường trong phòng khách sạn và bị đập đầu vào thành giường.

Mặc dù không chảy máu, nhưng đứa bé không thể chịu được. Do đó, Jang và chồng cô lo lắng rằng cậu bé có thể bị thương bên trong, vì vậy họ gọi 911 và xe cứu thương đã đưa cả gia đình du khách Hàn Quốc này đến Bệnh viện Đa khoa Zuckerberg San Francisco (SFGH).

Sau đó, các bác sĩ tại bệnh viện nhanh chóng xác định rằng bé Jeong-whan đã khỏe và chỉ có một vết bầm nhỏ trên mũi và trán.

Cậu bé đã thiếp đi một chút trong vòng tay mẹ, uống một ít sữa bột dành cho trẻ sơ sinh và được xuất viện vài giờ sau đó với một kết luận hoàn toàn khỏe mạnh.

Gia đình du khách này tiếp tục kỳ nghỉ của họ, và sự việc đã nhanh chóng bị lãng quên.

 

Hai năm sau, hóa đơn thanh toán viện phí cuối cùng cũng được gửi đến nhà của họ và họ “ngã ngửa” khi nợ bệnh viện 18.836 USD cho một chuyến kiểm tra sức khỏe kéo dài trong 3 giờ 22 phút.

Về các khoản viện phí, đôi vợ chồng này cho biết, phần lớn trong số đó là một khoản phí bí ẩn tới 15.666 USD cho việc “kích hoạt chấn thương”, hay còn được gọi là “một khoản phí phản hồi chấn thương”.

“Đó là một khoản tiền khổng lồ đối với gia đình tôi. Nếu con tôi được điều trị đặc biệt thi điều đó la bình thường. Nhưng con trai của tôi không đối xử như vậy. Vậy tại sao tôi phải trả hóa đơn? Họ không chữa trị gì cho con trai tôi”, Jang cho biết.

Theo một số tờ báo địa phương, hóa đơn viện phí của Mỹ ngày nay được nhân lên các loại chi phí, nhiều mục trong số đó thậm chí không tồn tại ở các quốc gia khác như lệ phí lấy máu, lệ phí kiểm tra mức độ oxy trong máu bằng đầu dò da, hay thậm chí từng phút nằm trong phòng hồi phục cũng được tính lệ phí.

Nhưng tiêu tốn nhiều nhất có lẽ là phí tổn chấn thương, một phần vì nó tốn hơn 10.000 USD và một phần vì dường như nó được áp dụng tùy ý.

 

Theo đó, phí tổn chấn thương là mức giá mà một bệnh viện tính phí khi kích hoạt và lập một nhóm chuyên gia y tế chuyên gặp một bệnh nhân có thương tích nghiêm trọng. Khoản tiền này được tính phí trên phí bác sĩ và phí thủ tục, thiết bị và phí cơ sở của bác sĩ cấp cứu của bệnh viện.

“Không có một quy định nào cho phí tổn chấn thương. Bất cứ trung tâm chấn thương nào cũng có thể quyết định phí kích hoạt của họ là bao nhiêu”, Tiến sĩ Renee Hsia, giám đốc nghiên cứu chính sách y tế tại Khoa Cấp cứu tại Đại học California-San Francisco cho biết.

Trung tâm chấn thương cho rằng các khoản phí này là cần thiết để đào tạo và duy trì một danh sách đầy đủ các bác sĩ chấn thương, từ bác sĩ phẫu thuật đến bác sĩ gây mê, chỉ cần gọi điện và họ có thể phản ứng với trường hợp khẩn cấp mọi lúc.

Người phát ngôn của SFGH, ông Brent Andrew đã bảo vệ khoản phí của bệnh viện tới hơn 15.000 USD mặc dù gia đình bé Park Jeong-whan không yêu cầu các dịch vụ đó.

“Chúng tôi là trung tâm chấn thương cho một khu vực lớn đông dân cư. Chúng tôi đối phó với rất nhiều chấn thương ở thành phố này, từ tai nạn xe hơi, bắn súng hàng loạt, va chạm xe,... Cho nên, chuẩn bị cho điều đó là rất đắt đỏ”, ông Andrew nói thêm.

 

Nên đọc
Theo Dân trí
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo