Thị trường

Vào FTA: Cà phê Việt phải thay đổi

(DNVN) - FTA là vấn đề “sống còn” đối với cà phê hòa tan. Do vậy, doanh nghiệp phải có những đầu tư mang tính đột phá cho công nghiệp chế biến mặt hàng nông sản.

Việc ký kết các Hiệp định Thương mại tự do (FTA) rất có lợi cho các sản phẩm cà phê chế biến, nhưng hiện khâu chế biến của Việt Nam chưa thể đáp ứng. Vì cà phê hòa tan của Việt Nam đang sử dụng công nghệ sấy nóng. Công nghệ này được dùng từ những năm 1960.

Cà phê Việt Nam cần thay đổi khi vào FIA (Nguồn: Internet)
Cà phê Việt Nam cần thay đổi khi vào FIA (Nguồn: Internet)

Đến nay công nghệ mà nhiều quốc gia tiên tiến ưa chuộng hiện nay là công nghệ sấy thăng hoa (còn gọi là sấy lạnh). Công nghệ này sẽ giúp giữ được hương vị cà phê, cho ra cà phê chất lượng cao.

Tại Việt Nam, mới có duy nhất nhà máy của Tập đoàn Olam (Singapore) đầu tư ở Long An là sử dụng công nghệ chế biến sấy lạnh.

Với công nghệ sấy lạnh đối tượng cạnh tranh của sản phẩm tương đối thấp, trong khi đó sấy nóng lại bị cạnh tranh nhiều. Thị trường châu Âu, Nhật Bản, Hàn Quốc… rất chuộng cà phê sấy lạnh.

Ngành cà phê của Việt Nam hiện nay chưa bị ảnh hưởng lớn từ các ký kết FTA. Vì, Việt Nam có hơn 90% xuất khẩu cà phê nguyên liệu. Thậm chí, vì các nước đang cần nguyên liệu cho ngành công nghiệp cà phê chế biến của họ, nên đã hạ thuế suất ở mức hợp lý là 5%, thậm chí 0%, như vào Nhật họ chỉ đánh thuế VAT chứ không đánh thuế nhập khẩu.

Cà phê chế biến của Việt Nam vào thị trường thế giới lại rất nhỏ, khó cạnh tranh được với các nước có nền công nghiệp chế biến cà phê phát triển. Vừa qua, một số doanh nghiệp (DN) Việt Nam cũng đã chào mặt hàng cà phê chế biến vào Nga, Hàn Quốc… nhưng rất khó để tiếp cận thị trường này, do Braxin đã có có mức giá cạnh tranh.

 

Tuấn Hải
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo