Môi trường

Vào rừng tránh nắng nóng

Mấy ngày nay, người dân Nghệ An phải hứng chịu đợt nắng nóng gay gắt kéo dài, làm cuộc sống bị đảo lộn. Ở những nơi nóng tới 43 độ C, bà con phải lùa gia súc vào rừng từ sớm để tránh nắng.

Lùa gia súc vào rừng tránh nắng

 

Khu vực huyện miền núi Tương Dương được ví như “chảo lửa Đông Dương” hoặc “lò sấy Đông Dương”.



Nhiều người phát bệnh vì... nóng

Một số bác sỹ bệnh viện Nhi - Nghệ An cho biết, do nắng nóng đầu mùa kéo dài bất thường nên mấy ngày gần đây, trẻ em nhập viện tăng. Các bệnh thường gặp ở trẻ chủ yếu về đường hô hấp, viêm, sốt, tiêu hóa…

Không riêng gì ở trẻ em, tại Bệnh viện Quân y (Quân khu 4), bệnh viện Hữu nghị Đa khoa Nghệ An, bệnh viện Tâm thần Nghệ An, Bệnh viện Tây Nam và Tây Bắc Nghệ An…, lượng bệnh nhân nhập viện trong mấy ngày qua cũng tăng cao bất thường.

 

Từ sáng sớm, một số bà con khu vực Cửa Rào phải lùa gia súc, gia cầm trốn vào khe suối. Dọc tuyến đường liên xã Thạch Giám, Lượng Minh, thị trấn Hòa Bình, Lưu Kiền, rất ít người ra đường.

 

Chị Lô Thị Thu, trú ở Cửa Rào 1 (xã Thạch Giám, Tương Dương) tâm sự, ngày thường, chị Thu và bà con trong bản lên nương làm rẫy, người xuống sông Lam mò cua bắt ốc, Nhưng, mấy hôm nay, do nắng nóng gay gắt (có lúc lên 43 độ C), mọi người chỉ biết tìm cách tránh nắng, ngồi dưới bóng cây, bờ sông.

 

Từ sáng sớm, người dân Con Cuông cũng ùn ùn kéo nhau vào khu vực thác Khe Kèm để chạy nắng.

 

Anh Vi Văn Lợi, người dân xã Chi Khê (huyện Con Cuông), cho biết, năm nào cũng vậy, người dân Con Cuông phải hứng chịu nhiều đợt nắng nóng kinh khủng. Nhiệt độ ở đây lên đến 41 hoặc 42 độ C là bình thường.

 

Riêng mấy ngày qua, nhiệt độ có lúc lên tới 43 độ C. Vì thế, khu vực thác Khe Kèm, thuộc khuôn viên rừng Quốc gia Pù Mát là điểm trú nắng lý tưởng đối với người dân Con Cuông.

 

 

Các tuyến đường liên xã ở các huyện Tương Dương, Con Cuông, Qùy Châu, Quế Phong và Qùy Hợp vắng bóng người qua lại.
Các tuyến đường liên xã ở các huyện Tương Dương, Con Cuông, Qùy Châu, Quế Phong và Qùy Hợp vắng bóng người qua lại.

 

Tại xã Môn Sơn, hầu hết các gia đình đồng bào dân tộc Đan Lai trong khe Khặng, Khe Bu ra tái định cư đều đóng cửa.

 

Cụ Lô Văn Tư, một người dân địa phương cho biết, do nắng nóng nên từ sáng sớm, bà con đã lùa trâu bò vào rừng, sau đó ngược dòng sông Giăng qua các khe suối vừa để tránh nóng vừa đi kiếm con cua, con ốc.

 

Trung tâm TP Vinh, ngày thường nhộn nhịp nhưng vì nắng nóng đã vắng người qua lại.
Trung tâm TP Vinh, ngày thường nhộn nhịp nhưng vì nắng nóng đã vắng người qua lại.

 

Trăm cách chạy nóng

 

Mặc dù nằm ở vùng đồng bằng, nhưng nhiệt độ ở TP Vinh cũng rất cao, xấp xỉ các khu vực miền núi. Không chịu được nóng, gió Lào, nhiều người tìm đủ mọi cách để chống nóng. 

 

Dạo quanh các ngõ phố, mới chưa đầy 9 giờ sáng 2/5, các cơ quan, công sở, trường học mầm non… cửa đóng kín để bật điều hòa nhiệt độ, quạt gió và quạt nước. Mỗi khi ra đường, mọi người đều mang khẩu trang, bịt mặt, áo chống nắng nhưng vẫn rất khó chịu vì gió Lào và sức nóng hầm hập dưới đường.

 

Hầu hết các gia đình đều đóng cửa từ sáng sớm, ít người ra đường. Một số người dân sống trong các khu chung cư trốn nắng bằng cách tìm đến các quán bia hơi. Số khác tìm bóng cây hoặc các chợ cóc để ngả lưng, tranh thủ ngủ. Học sinh, sinh viên tìm đến công viên để vừa tránh nắng vừa học bài.

 

Người lao động chỉ còn biết tìm bóng cây bên đường để ngủ trưa
Người lao động tìm bóng cây bên đường ngủ trưa.

 

Điểm chống nóng lý tưởng đối với một số bà con là các bãi biển. Chiều 2/5, sau khi nắng nóng giảm dần, người dân TP Vinh kéo xuống biển Cửa Lò tắm. Những ngày nắng nóng, lượng khách du lịch đổ về đây rất đông.

 

 

Bãi biển Cửa Lò đông người
Bãi biển Cửa Lò đông người tắm.

 

Mưu sinh giữa nắng gắt trưa hè

 

Đến 15 giờ ngày 2/5, trên các tuyến phố của thành Vinh, người dân vẫn còn thưa thớt vì nắng như đổ lửa. Thế nhưng, anh Nguyễn Văn Long (trú xã Trù Sơn, huyện Đô Lương) vẫn phải thồ nồi đất đi bán.

 

Anh Long nói, ngày thường dậy từ 6 giờ sáng thồ hàng từ Đô Lương xuống thành phố Vinh bán. Mấy ngày qua, do nắng nóng, nên phải dậy sớm hơn (lúc 1 hoặc 2 giờ sáng) để vượt quãng đường hơn 50 cây số.

 

Trưa, anh Long cùng mấy người bạn phải chui vào lều của chợ cóc ở phường Quang Trung, mắc võng nằm trú nắng. 

 

Ngày 2-5, nắng nóng quá, không đi được nhiều, anh Long cho biết vẫn chưa bán được một nồi đất nào.

 

Người lao động phải cởi áo đấy xe bán nồi đất.
Tranh thủ tránh nắng ở bóng mát.

 

Trong khi đó, tại một ngã sáu của TP Vinh, một số chị em lao động (quê xã Hưng Tây, huyện Hưng Nguyên) vẫn đội nắng ngồi chờ người thuê mình làm việc chân tay. Chưa kiếm được đồng nào, có người không ăn cơm, ôm gốc cây... ngủ.

 

Mưu sinh trong nắng
Mưu sinh trong nắng.

Theo TP

 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo