Vay vốn đầu tư hạ tầng giao thông: Nên cho vay lãi nhập gốc
Do đó, sẽ dẫn đến 2 vấn đề: Thứ nhất,với một khung thời gian rất dài như vậy, chắc chắn sẽ có nhiều biến động xảy ra, tương ứng với rất nhiều rủi ro mang tính vĩ mô ngoài tầm kiểm soát mà nhà đầu tư không thể đưa ra các biện pháp phòng thủ. Thứ hai,với tỷ suất lợi nhuận thấp trong khi quy mô vốn đầu tư lớn (các nhà đầu tư thường gọi là khoảng đệm không dày) thì chỉ cần một sai lệch nhỏ trong các giả định và tính toán tiền khả thi so với thực tế hoặc khi rủi ro bất khả kháng xảy ra, lợi nhuận sẽ dễ dàng mất trắng, thậm chí lỗ nặng chứ không chỉ giảm lời như đối với các lĩnh vực đầu tư có tỷ suất lợi nhuận cao hơn (khoảng đệm dày hơn).
Do vậy, để bù đắp các khoản rủi ro có thể gặp phải này các nhà đầu tư (đặc biệt là các nhà đầu tư nước ngoài) luôn mong đợi một tỷ suất nội hoàn khá lớn. Việc này đang đi ngược với quan điểm của số đông các cơ quan quản lý nhà nước hiện nay. Từ đó hai bên rất khó thương thảo hợp đồng. Thực tế này đã giải thích lý do vì sao chưa có nhà đầu tư nước ngoài nào tham gia trực tiếp (làm chủ đầu tư) vào các dự án BOT hoàn vốn bằng thu phí giao thông.
Có một thực tế là, nhà nước luôn mong muốn các DN có phương án tài chính đầu tư lớn với thời gian thu phí dài nhưng ngân hàng thì ngược lại, cho vay vốn với thời hạn ngắn hơn. Đó là điều rất khó hòa hợp giữa DN và ngân hàng. Dó đó, cần có thủ tục hoặc cơ chế chính sách để giải quyết vấn đề này. Bởi lẽ, với các dự án ở mức 2.000-3.000 tỷ thì phương án tài chính có mức thu 20 năm thì gần như 7 năm đầu doanh nghiệp thu chưa đủ trả lãi vay. Ngân hàng không cho vay lãi nhập gốc mà yêu cầu nhà đầu tư chứng minh vốn của mình. Trong khi đó, Nghị định 108 thì chỉ yêu cầu nhà đầu tư với 10-15%.
Do đó, Ngân hàng Nhà nước nên cho phép ngân hàng thương mại cho vay trên 20 năm và cho vay lãi nhập gốc, nếu không Bộ GTVT phải điều chỉnh thời gian thu phí dưới 15 năm để giảm tải thời gian ban đầu bị âm vốn.
Mặt khác, về giải ngân chủ sở hữu, Bộ GTVT và các Tổ chức tín dụng nên quy định phần vốn chủ sở hữu bỏ ra thì lãi suất không được tính trong quá trình xây dựng. Hơn nữa, cần phải rút ngắn thời gian về thủ tục liên quan để đẩy nhanh tiến độ thu phí; đồng thời đề nghị các ngân hàng có thể liên doanh liên kết theo thời gian đối với dự án sử dụng ngắn hạn cho đầu tư trung hạn và dài hạn.
Song song với đó, nhà nước cũng nên có cơ chế thưởng phạt theo hợp đồng rõ ràng, trong trường hợp dự án BOT nào xong sớm vượt tiến độ, nhà nước nên có cơ chế thưởng để động viên khuyến khích nhà đầu tư. Còn nếu muộn so với tiến độ thì cũng phải đưa ra hình thức phạt nghiêm minh như vậy thì nhà đầu tư mới có trách nhiệm trong thi công và nhà nước cũng thực hiện tốt vai trò của mình.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Giá vàng trong nước ngày 24/12/2024: Vàng nhẫn, vàng miếng SJC đồng loạt giảm
Giá vàng thế giới ngày 24/12/2024: Giảm nhẹ khi nhà đầu tư chờ động thái từ Fed
Triết lý “đô thị vị nhân sinh” dẫn lối hành trình kiến tạo đô thị bền vững tại The Global City
Giá heo hơi ngày 24/12/2024: Lập đỉnh mới tại miền Bắc, cả ba miền tiếp tục tăng
Giá ngoại tệ ngày 24/12/2024: Đồng USD và NDT tiếp tục xu hướng giảm
Giá nông sản ngày 24/12/2024: Cà phê giảm 500 đồng/kg, hồ tiêu đi xuống 1.000 đồng/kg