VCPMC thu phí tác quyền qua ti vi, HH khách sạn Đà Nẵng không đóng tiền
Sau một thời gian tạm dừng vì bị dư luận phản ứng gay gắt, Trung tâm Bảo vệ quyền tác giả âm nhạc VN - VCPMC tiếp tục triển khai thu phí tác quyền qua ti vi trong khách sạn từ ngày 19/8/2017.
Mức phí áp dụng không thay đổi 25.000 đồng mỗi tivi một năm. Trung tâm sẽ không truy thu các đơn vị chưa đóng tiền bản quyền trong thời gian dừng thu phí - từ ngày 26/5 đến 18/8, báo NNVN đưa tin.
VCPMC cho biết họ sẽ quyết toán bốn kỳ một năm để trả cho nhạc sĩ. Theo những người điều hành VCPMC, khi các cơ sở kinh doanh ký hợp đồng với VCPMC, họ sẽ lập danh sách các bài hát sử dụng và thường xuyên cập nhật danh sách đó. Sau khi trừ chi phí hành chính, tiền tác quyền thu về được chia đều cho các nhạc sĩ trong danh sách. Rõ ràng đó là một cách “thu” và một cách “chi” không khoa học và đầy khiên cưỡng. Ngay lập tức, Hiệp hội Khách sạn Đà Nẵng ra văn bản tái khẳng định không nộp phí tác quyền đối với tivi cho đến khi Trung tâm Bảo vệ quyền tác giả âm nhạc Việt Nam làm rõ cơ sở pháp lý thu tiền.
Tuy nhiên, Hiệp hội Khách sạn Đà Nẵng đã mở một cuộc họp bàn liên quan đến vụ việc trên. Bà Dương Thị Thơ, Phó Chủ tịch Hiệp hội Khách sạn Đà Nẵng, Hiệp hội Khách sạn Đà Nẵng đã làm việc và đi đến kết luận thống nhất sẽ không đóng tiền. Nếu khách sạn nào tự ý sẽ tự chịu trách nhiệm. “Chúng tôi sẽ không nộp một đồng nào cho đến khi phía VCPMC đưa ra được lý giải hợp lý. Nhưng chắc chắn sẽ không có một cái hợp lý nào trong vấn đề này cả”, báo PLVN dẫn lời bà Thơ khẳng định.
Bà Mơ cho biết thêm, trước mắt, sau khi cuộc họp chiều nay kết thúc, đơn vị đã ra thông báo rộng rãi đến các thành viên, các khách sạn trên địa bàn TP Đà Nẵng về thống nhất nói trên của Hiệp hội để cùng thực hiện. Lời bà Thơ, hành động này nhằm bảo vệ hội viên của Hiệp hội Khách sạn Đà Nẵng trước yêu cầu nộp tiền phí còn chưa được rõ ràng từ phía VCPMC.
Dưới góc độ pháp lý, Luật sư Đỗ Pháp (Đoàn Luật sư Đà Nẵng cho rằng, hiện nay Luật Sở hữu trí tuệ chưa có quy định rõ ràng trong việc thu tiền tác quyền khi sử dụng tác phẩm âm nhạc, Luật chỉ nêu tổ chức cá nhân sử dụng tác phẩm âm nhạc, phải trả tiền. Trong khi đó, cách mà VCPMC đang triển khai thu tiền tác quyền khiến nhiều cơ sở kinh doanh phản ứng bởi thiếu rõ ràng, không thuyết phục.
End of content
Không có tin nào tiếp theo