Quốc tế

Vén màn tuyển phi tần cầu kỳ chi tiết của các Hoàng đế Trung Quốc

Vì nắm cả thiên hạ trong tay nên không có gì là khó hiểu khi hậu cung của các Hoàng đế Trung Hoa là những phi tần được chọn lọc từ hàng nghìn thiếu nữ trên khắp cả nước.

“Lõa kiểm”- hình thức kiểm tra các thiếu nữ trong trạng thái thoát y trước khi họ vào cung làm phi tần là một bí mật lớn của hoàng gia trong xã hội phong kiến Trung Quốc.Vì được coi là một “chế độ” nên đây là khâu không thể bỏ qua trong quá trình tuyển chọn cung tần của tất cả các triều đại.

Những ghi chép trong cuốn “Hán tạp sự mật tân” không chỉ là những chuyện có thật về khâu đề bạt, tuyển chọn người đẹp để tiến cung dưới thời Đông Hán mà dưới ngòi bút của Kỳ Hiểu Lam, ông còn thêm thắt một phần không nhỏ cảm xúc “tiếc nuối”.Viết về cách tuyển phi tần dưới thời nhà Minh, người phụ nữ trước khi tiến cung được yêu cầu vô cùng nghiêm ngặt về cả ngoại hình và nhân cách. Ở mức độ hà khắc hơn, thậm chí đến một sợi lông mao trên cơ thể cũng được quan sát tỉ mỉ, kỹ càng.

Ảnh minh hoạ.

Các khâu tuyển chọn khắt khe

Cuốn “Minh Ý An Hoàng hậu ngoại truyện” được biên soạn bởi văn nhân đời Thanh Kỳ Hiểu Lam đã miêu tả chi tiết toàn bộ quá trình Minh Hy Tông Chu Do Hiệu tuyển phi tần.

Năm Thiên Khởi Nguyên, Chu Do Hiệu 16 tuổi, đã đến tuổi kết hôn. Dưới thời nhà Minh, Hoàng đế phải kết hôn ở tuổi 16, đó là quy định do Minh Thái Tổ Chu Nguyên Chương đặt ra cho con cháu.Khi đó, cai quản chuyện hôn sự trong cung là Lưu Khắc Kính đã tiến hành tuyển chọn thiếu nữ ở độ tuổi từ 13 – 16 trên khắp cả nước.

Khi đó, triều đình đã phải chi ra một khoản tiền lớn, làm lộ phí để cha mẹ các cô gái đưa con mình vào cung ứng tuyển.

Trong đợt “đại hiệu triệu” gái đẹp này, đã có 5000 thiếu nữ tham gia. Trong vòng sơ tuyển, giám khảo – là các thái giám chỉ nhìn lướt qua một lượt ngoại hình của các cô gái. 5000 người, căn cứ vào độ tuổi mà chia làm 50 nhóm, mỗi nhóm 100 cô.

 

Các thái giám sẽ đi qua trước mặt họ, những người cao một chút, thấp một chút, béo một chút, gầy một chút, đều sẽ bị loại. Kết quả là đã có 1000 cô gái trẻ phải theo cha mẹ ra về.

Ngày thứ hai là ngày kiểm tra chi tiết hơn về ngoại hình, vẫn do các thái giám phụ trách. Cũng giống như ngày đầu tiên, cứ 100 người xếp thành một nhóm, giám khảo sẽ xem kỹ các bộ phận như tai, mắt, mũi, miệng, tóc, vòng eo, vòng hông…Chỉ cần có một điểm không đạt, ví dụ như trên người có nốt ruồi, ngay lập tức sẽ bị loại.

Bên cạnh đó, các cô gái cũng sẽ phải tự nói ra tên họ, quê quán, gia đình để các thái giám nghe, nhằm xác định họ có bị câm hay không. Trong vòng này, 2000 thiếu nữ bị trả về.

Ngày thứ 3, các công cụ sẽ được sử dụng để đo đạc xem tỉ lệ trên người các thiếu nữ có phù hợp với quy định của cung đình hay không. Khí chất của mỗi người cũng được kiểm tra tại vòng này.

Phàm là cổ tay hơi thô, ngón chân mật mạp, cử chỉ tùy tiện đều không vượt qua được vòng tuyển chọn này và như vậy, đã có thêm 1000 cô gái phải dừng cuộc chơi.1000 cô gái cuối cùng xuất sắc vượt qua 3 vòng đầu sẽ tiếp tục bước vào vòng thứ 4, đó là vòng “lõa kiểm”. Tất cả đều được vời vào cung để chọn lựa làm Hoàng hậu tương lai.

 

Tại đây, họ được một nữ thái giám cao tuổi đưa vào mật thất, kiểm tra chi tiết từng bộ phận nhạy cảm trên cơ thể. Các yêu cầu khắt khe tại vòng này được đưa ra nhằm loại thêm 700 người.

Đến ngày thứ 5, 300 cô gái còn lại được thông báo ở lại trong cung sống 1 tháng để các giám khảo có thời gian quan sát thói quen sinh hoạt, thái độ sống, trí tuệ và nhân phẩm…

Nếu như 4 vòng loại ban đầu chỉ tập trung vào phần thể xác, thì vòng cuối cùng này chỉ chú trọng đến hai chữ “đức” và “trí”. 50 cô gái đáp ứng một cách toàn diện các yêu cầu “đức”, “trí” và “thể” sẽ được ở lại trong cung làm phi tần của Chu Do Hiệu.

Từ 5000 thiếu nữ có nhan sắc trong thiên hạ, cuối cùng chỉ có 50 người được chọn. Tỉ lệ 1 chọi 100 này đã phần nào cho thấy, công cuộc chạy đua vào tẩm cung của Hoàng đế khắc nghiệt ngay từ thời điểm đầu tiên các cô gái dấn thân vào chốn cung đình.

Nên đọc
Theo Trí thức trẻ
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo