Quốc tế

Venezuela – quốc gia chật vật nhất năm 2015

Theo danh sách đánh giá “chỉ số khốn khổ” của 51 quốc gia vừa được công bố, Venezuela một lần nữa là quốc gia chật vật nhất trong năm 2015.

Chỉ số khốn khổ (Misery Index) là một thước đo kinh tế do nhà kinh tế học Arthur Orkum, GS kinh tế học ứng dụng tại Đại học John Hopkins sáng lập. Chỉ số này dùng để đánh giá mức độ khổ trong cuộc sống của người dân tại các quốc gia trên cơ sở phép tính tổng tỷ lệ thất nghiệp, lãi suất cho vay và lạm phát trên tăng trưởng GDP đầu người trong năm.

 

Danh sách 15 năm quốc gia khốn khổ nhất thế giới 2015.

 
Đúng như chủ nhân của giải Nobel kinh tế Milton Friedman nhận định, lạm phát là căn bệnh có thể phá hỏng sự ổn định của xã hội với những triệu chứng đi kèm là sự gia tăng của tỷ lệ thất nghiệp và đẩy người lao động vào bước đường cùng. Vì thế, chỉ số khốn khổ càng cao thì mức độ khốn khổ của người dân ở quốc gia đó càng lớn.
  
 
Trong số 15 quốc gia khốn khổ nhất năm nay, “chỉ số khốn khổ” đã gia tăng đến mức báo động tại một số quốc gia như Venezuela, Argentina, Nam Phi, Ukraine và Hy Lạp – những nền kinh tế đang phải đối mặt với quá nhiều vấn đề.
 
Các kệ hàng trống rỗng hàng hóa trong các siêu thị Venezuela.
 
Với mức tăng 78,5%, tỷ lệ lạm phát của Venezuela gấp 4 lần của Ukraine. Trước sự thiếu hụt nghiêm trọng của các hàng hóa cơ bản đã buộc quốc gia láng giềng Trinidad & Tobago tuần trước phải hỗ trợ khẩn cấp cho Venezuela một lô giấy vệ sinh.
 
Người dân Venezuela xếp hàng mua giấy vệ sinh
 
Trong khi đó, 5 năm sau khi các nhà đầu tư phổ biến thuật ngữ “PIIGS” để chỉ Bồ Đào Nha, Ireland, Italia, Hy Lạp và Tây Ban Nha – các quốc gia ngập trong nợ nần, 4/5 quốc gia này vẫn đang phải vật lộn với những hậu quả của thắt lưng buộc bụng. Hy Lạp xếp ở vị trí thứ 5, Tây Ban Nha thứ 6, Bồ Đào Nha thứ 10 và Italia xếp thứ 11 trong bảng xếp hạng về “chỉ số khốn khổ”.
 
 
Theo Kinh tế và Đô thị
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo