Pháp luật

Vì sao công ty khoáng sản BR-VT không thực hiện chỉ đạo của Chính phủ?

(DNVN) - Công ty TNHH Lợi Nguyên, Công ty TNHH TM Lương Cơ, Công ty TNHH TM Trường Minh là đối tác của Công ty Khoáng sản tỉnh BR-VT tại mỏ đá Châu Pha vừa có đơn kiến nghị gửi đến các cơ quan chức năng về việc thực hiện hợp đồng với Công ty TNHH MTV Khoáng sản BR-VT (gọi tắt Công ty Khoáng sản).

Theo đó các Công ty đối tác và Công ty Khoáng sản đã ký hợp đồng hợp tác khai thác mỏ đá xây dựng. Thế nhưng, Công ty Khoáng sản đã có những hành vi gian dối, chèn ép làm các Công ty đối tác thiệt hại do không thực hiện được hợp đồng. Điều đáng nói là Thanh tra Chính phủ đã có kết luận về vụ việc nhưng Công ty Khoáng sản đã phớt lờ, không chấp hành chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.

Doanh nghiệp đối tác bị… “bóp cổ”

Công ty Khoáng sản ký hợp đồng kinh tế với các Công ty đối tác: Công ty Lợi Nguyên hợp đồng số 05/HĐKT ngày 18/05/1996; Công ty Lương Cơ hợp đồng số 04/HĐKT ngày 12/05/1996; Công ty Vân Thành hợp đồng số 03/HĐKT ngày 13/05/1998 (nay chuyển nhượng lại Công ty TNHH TM Trường Minh) về việc hợp tác sản xuất kinh doanh đá vật liệu. Theo đó, các Công ty đối tác đầu tư vốn để hợp tác với Công ty Khoáng sản, xin phép khai thác mỏ đá xây dựng tại mỏ đá Châu Pha (huyện Tân Thành, tỉnh BR-VT).

sdfsdf
Văn phòng Chính phủ ra thông báo gửi các cơ quan ban ngành.

Các Công ty đối tác đầu tư 100% vốn để thăm dò, lập luận chứng kỹ thuật, xin giấy phép khai thác, đền bù giải phóng mặt bằng, xây dựng cơ bản, tổ chức khai thác, sản xuất... Công ty Khoáng sản chỉ đứng tên giấy phép và được chia 12 – 16% sản phẩm. Nhưng do quá trình kiện cáo kéo dài giữa các công ty với Công ty Khoáng sản nên từ khi ký hợp đồng hợp tác đến hết năm 2008, công ty không hoạt động được. Đầu năm 2009, Công ty Lợi Nguyên mới chính thức hoạt động, thực hiện phụ lục hợp đồng gia công đá nguyên liệu, để sản xuất, kinh doanh đá xây dựng. Quá trình hợp tác, các Công ty đối tác đã đầu tư hàng trăm tỷ đồng.

sdvsf
Thanh tra Chính phủ đã có kết luận số 155 gửi Thủ tướng Chính phủ về việc này.

Do việc kiện cáo kéo dài nên hai bên thực hiện Phụ lục hợp đồng đối với hợp đồng hợp tác đầu tư, để Công ty Khoáng sản gia công đá nguyên liệu. Nhưng khi nghiệm thu đá nguyên liệu, Công ty Khoáng sản tăng hệ số đá nở rời từ 1,4 lên 1,5 và không nhân với hệ số 0,90 (10% hệ số hao hụt) như phụ lục đã ký, nên đá nguyên liệu giao cho các công ty đối tác thiếu từ 15 đến 20%. Đơn giá gia công đá nguyên liệu tính theo phụ lục hợp đồng chỉ có 41.408 đồng/m3 nhưng Công ty Khoáng sản ép các công ty đối tác phải nhận tới giá 72.000 đồng/m3, tăng gần 2 lần so với giá thực tế theo hợp đồng và cao hơn cả đá nguyên liệu mua bên ngoài. Vì vậy, các Công ty đối tác lại phải tiếp tục ngừng hoạt động gần 2 năm nay.

Công ty Khoáng sản chỉ đứng tên giấy phép và được chia 12 – 16% sản phẩm.
Công ty Khoáng sản chỉ đứng tên giấy phép và được chia 12 – 16% sản phẩm.

Đến nay, Công ty Khoáng sản lại đòi thanh lý hợp đồng với lý do hợp đồng hết hạn. Điều này đặt Công ty Lợi Nguyên và các Công ty đối tác vào tình thế có nguy cơ phá sản. Bởi vì Công ty Lợi Nguyên các Công ty đối tác đã đầu tư vào mỏ đá số tiền rất lớn, nhưng thời gian thực tế hoạt động kinh doanh không được là bao. Theo kết luận của Thanh tra Chính phủ: việc ngưng hoạt động của các mỏ nhiều năm ước tính làm thiệt hại hàng trăm tỷ đồng cho nhà nước, xã hội và các doanh nghiệp, mất việc làm của hàng ngàn lao động thuộc trách nhiệm của Công ty Khoáng sản. 

 

Những sai phạm của công ty khoáng sản

Năm 2000, UBND tỉnh BR-VT quyết định cổ phần hóa Công ty Khoáng sản, bao gồm vốn đầu tư của các doanh nghiệp tại các mỏ. Thế nhưng, Công ty Khoáng sản đã tìm cách chiếm đoạt vốn đầu tư của các doanh nghiệp bằng cách lấy vốn đầu tư của các doanh nghiệp để khai báo thành vốn của Công ty Khoáng sản và tiến hành cổ phần hóa bao gồm các mỏ do các doanh nghiệp đầu tư 100% vốn để xây dựng, nhưng loại bỏ chính những doanh nghiệp đầu tư. Với thủ đoạn này, Công ty Khoáng sản đã được UBND tỉnh BR-VT cấp 4 giấy phép đầu tư ưu đãi. Biết được âm mưu này, các doanh nghiệp đã gửi đơn khiếu nại lên UBND tỉnh BR-VT và các cơ quan chức năng trung ương.

Ngày 21/12/2000, UBND tỉnh BR-VT đã thu hồi toàn bộ 4 giấy phép đầu tư đã cấp cho Công ty Khoáng sản và kiến nghị lên Thủ tướng Chính phủ xin cho cổ phần hóa Công ty Khoáng sản với vốn đã đầu tư của các doanh nghiệp. Ngày 14/9/2001, Văn phòng Chính phủ đã có công văn số 4282, truyền đạt chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ: Cổ phần hóa toàn bộ Công ty Khoáng sản theo hình thức giữ nguyên giá trị thuộc vốn Nhà nước hiện có; vốn công ty cổ phần sẽ bao gồm vốn của Nhà nước, vốn của cán bộ, công nhân viên Công ty Khoáng sản và vốn của các doanh nghiệp đối tác đã đầu tư tại các mỏ.

Để trốn tránh những sai phạm và để đối phó với các quyết định, chỉ đạo của cấp trên, Công ty Khoáng sản đã tìm cách chuyển về làm công ty con.
Để trốn tránh những sai phạm và để đối phó với các quyết định, chỉ đạo của cấp trên, Công ty Khoáng sản đã tìm cách chuyển về làm công ty con.

Sau đó, Hội đồng xác định giá trị doanh nghiệp Nhà nước đã xác định: tổng vốn đầu tư tại các mỏ của Công ty Khoáng sản và các doanh nghiệp là trên 78 tỷ đồng, trong đó vốn Công ty Khoáng sản đầu tư vào mỏ chỉ trên 1,1 tỷ đồng. Thế nhưng, Công ty Khoáng sản cứ chây ỳ, không thực hiện theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.

Để trốn tránh những sai phạm và để đối phó với các quyết định, chỉ đạo của cấp trên, Công ty Khoáng sản đã tìm cách chuyển về làm công ty con của Tổng công ty Vinaconex và đổi tên thành Công ty TNHH MTV đầu tư và kinh doanh khoáng sản Vinaconex. Kế “ve sầu thoát xác” này liệu có hiệu nghiệm?

 

Tại Báo cáo kết luận số 155 ngày 29/11/2011 của Thanh tra Chính phủ gửi Thủ tướng Chính phủ đã nói rõ: “Công ty Khoáng sản Vinaconex không kiên quyết, không nghiêm túc thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về cổ phần hóa doanh nghiệp là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng các mỏ khai thác đá ngưng hoạt động nhiều năm, gây thiệt hại nghiêm trọng cho Nhà nước, xã hội và các doanh nghiệp, làm phát sinh khiếu nại gay gắt bức xúc kéo dài...”.

Hiện nay, Công ty TNHH Lợi Nguyên và một số doanh nghiệp cùng đầu tư khai thác mỏ đá đang gặp nhiều khó khăn, vốn đầu tư thiết bị hàng trăm tỷ đồng nhưng thời gian ngưng hoạt động kéo dài, có nguy cơ phá sản. Thiệt hại kinh tế to lớn này là do lỗi của Công ty Khoáng sản. Để các doanh nghiệp đi vào hoạt động hiệu quả, chúng tôi đề nghị UBND tỉnh BR-VT và các cơ quan chức năng tỉnh BR-VT cần kiên quyết buộc Công ty Khoáng sản phải thực hiện sớm chỉ đạo của Thủ tướng và của UBND tỉnh BR-VT: tiến hành thành lập công ty cổ phần tại từng mỏ và điều chỉnh giấy phép khai thác mỏ trước đây đã cấp cho Công ty Khoáng sản, cấp lại cho công ty cổ phần mới được thành lập.

Đề nghị UBND tỉnh BR-VT ngưng cấp đổi lại giấy phép khai thác mỏ theo Luật Khoáng sản mới cho Công ty Khoáng sản. Nếu Công ty Khoáng sản không thực hiện theo chỉ đạo thì UBND tỉnh BR-VT cần thu hồi giấy phép khai thác mỏ đã cấp cho Công ty Khoáng sản để cấp lại cho các doanh nghiệp.

Nguyễn Văn Mạnh
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo