Vì sao EU gia hạn lệnh trừng phạt Nga?
Trước đó, vào mùa hè vừa qua, có đưa tin về việc tấn công hệ thống máy tính của Đảng Dân chủ Mỹ. Nhiều đại diện của Đảng Dân chủ và ứng viên tổng thống Mỹ Hillary Clinton đã nói thẳng đến việc Liên bang Nga tham gia vào các cuộc tấn công mạng với mục đích gây ảnh hưởng đến kết quả bầu cử.
Tuy nhiên, những người này đã không đưa ra được bằng chứng về việc Nga có tham gia vào những hành động này.
Tổng thống Vladimir Putin khi nói về những cáo buộc Nga tấn công mạng đã tuyên bố rằng trong loạt thông tin Mỹ công bố không có gì vì lợi ích của Liên bang Nga, cơn kích động được đẩy lên nhằm chuyển hướng chú ý khỏi nội dung của họ.
Nói về việc EU quyết gia hạn lệnh trừng phạt Nga, Bộ trưởng Ngoại giao Mỹ John Kerry nói: "Tôi đã ở Brussels hồi đầu tháng này và nhìn thấy rằng sự hiệp nhất các phương pháp tiếp cận với đối tác của chúng tôi qua Đại Tây Dương được chứng minh mỗi ngày. Châu Âu và Hoa Kỳ tiếp tục duy trì biện pháp trừng phạt kinh tế cứng rắn đối với Liêng Bang Nga vì sự gây hấn ở Ukraine".
"Tình đoàn kết của chúng tôi trở nên mạnh mẽ hơn, trong khi Tổng thống Nga Putin đang cố gắng can thiệp vào chức năng hoạt động của hệ thống dân chủ của chúng tôi",- ông Kerry cho biết trong bài phát biểu tại hội đồng Chicago về quan hệ ngoại giao.
Trước việc EU gia hạn lệnh trừng phạt, chính quyền của Tổng thống Nga Vladimir Putin luôn phủ nhận mọi cáo buộc liên quan, đồng thời tuyên bố sẽ có những biện pháp đáp trả tương xứng.
End of content
Không có tin nào tiếp theo