Vì sao EU tính bỏ trừng phạt Nga?
Đây là nhận định của thành viên Ủy ban Các vấn đề Quốc tế của Duma quốc gia (tức Hạ viện Nga), ông Sergey Zheleznyak, đưa ra hôm 27/11.
Trước đó, hôm 26/11, tờ Financial Times viết rằng, Hội đồng châu Âu đang cân nhắc dỡ bỏ lệnh trừng phạt áp đặt lên Nga liên quan đến cuộc khủng hoảng Ukraine vào năm 2014 do lo ngại rằng Moscow có thể rút khỏi tổ chức này. Tổng thư ký Thorbjorn Jagland cho biết, khả năng Nga rút lui "sẽ là một bước đi lớn trả đũa châu Âu".
"Châu Âu ngày càng hiểu rằng, họ không thể giải quyết những vấn đề và thách thức nghiêm trọng nhất mà không có Nga, và nhận thức rõ rằng chính sách trừng phạt là vô ích và không mang lại kết quả", ông Zheleznyak nhận định.
Bằng chứng ngày càng trở nên rõ ràng với "những người châu Âu" khôn ngoan rằng, không có sự liên hệ nào giữa lệnh trừng phạt chống lại Nga và cuộc khủng hoảng Ukraine. Ngoài ra, các lệnh trừng phạt chống Nga đã giáng một đòn mạnh vào các nền kinh tế châu Âu.
"Những xu hướng này thể hiện rõ ràng trong các cuộc bầu cử nghị viện mới nhất tại một số quốc gia châu Âu - nơi cử tri ủng hộ các đảng theo chủ nghĩa yêu nước", nhà lập pháp trên cho biết.
Đầu tuần này, Belgrade đã chủ trì cuộc tham vấn của các đại diện Nghị viện châu Âu với phái đoàn các đại biểu quốc hội Nga. Tại đây, hai bên đã thảo luận một loạt vấn đề về an ninh châu Âu, đối phó với chủ nghĩa khủng bố, nhập cư, biến đổi khí hậu và thách thức với môi trường.
End of content
Không có tin nào tiếp theo