Quốc tế

Vì sao Israel quyết định thành lập binh chủng tên lửa?

Tác giả của tạp chí Cursorinfo/Israel, chuyên gia Alexander Goldenstein giải thích lý do tại sao quốc gia Do Thái này hiện đang rất có nhu cầu về lực lượng tên lửa và đã quyết định thành lập loại hình các đơn vị mới này.

Từ lâu, học thuyết quốc phòng của Israel dựa trên một yếu tố duy nhất – đó là sức mạnh của lực lượng Không quân. Tình hình này xảy ra từ những năm 1950 của thế kỷ trước. Nổi bật nhất là dưới thời Tổng tham mưu trưởng Quân đội Israel, ông Dan Halutz, người từng là một phi công quân sự và có một niềm tin mạnh mẽ rằng, Không quân Israel là bất khả chiến bại.

Sĩ quan của Lực lượng phòng vệ Israel khi đó đã không tính đến lực lượng mặt đất khi không cho rằng cần thiết phải trang bị tốt cho lực lượng bộ binh. Kết quả là trong cuộc Chiến tranh với Lebanon, Dan Halutz đã không thể sử dụng lực lượng mặt đất một cách đúng đắn và dẫn đến sự hỗn độn trong việc chỉ huy các đơn vị. Khi đó, giới quân sự Israel đã bắt đầu nghĩ tới hiện đại hóa lực lượng mặt đất.

Ảnh: TopWar.

Tuy nhiên, quyết định nghiêm túc cuối cùng của Lực lượng phòng vệ Israel mới chỉ được đưa ra cách đây không lâu. Theo đó, Bộ trưởng Quốc phòng Israel, ông Avigdor Lieberman đã thông báo về việc thành lập binh chủng tên lửa. Đây có thể hoàn toàn được gọi là một quyết định mang tính lịch sử, bởi trước thời điểm đó thì quốc gia Do Thái này chưa có lực lượng như vậy. Trong thời gian ngắn nhất, lực lượng mới này sẽ nhận được các tên lửa siêu chính xác hiện đại tầm gần và tầm trung (150-300km).

Chuyên gia Alexander Goldenstein giải thích, Bộ trưởng Quốc phòng và Tổng tham mưu trưởng Quân đội Israel, Trung tướng Gadi Eisenkot đã tính tới kinh nghiệm của Dan Halutz và không ủng hộ những sĩ quan mà chỉ tin tưởng vào sức mạnh của Không quân Israel. Bộ chỉ huy tối cao đã hiểu được một sự thật đơn giản là – an ninh quốc gia sẽ không được đảm bảo chỉ nhờ vào Không quân.

Việc xuất hiện binh chủng tên lửa trong Lực lượng phòng vệ Israel là rất bức thiết do các đối thủ chủ yếu của Israel ở Trung Đông cũng có các đơn vị này. Ví dụ, Iran có các tên lửa có độ chính xác cao, còn trong thời gian ngắn Lebanon sẽ mua hàng nghìn tên lửa.

Trong tình hình đó, đối thủ tiềm năng đang rất nhanh chóng sử dụng tên lửa để che phủ hầu hết các sở chỉ huy, đường băng, kho dự trữ chiến lược của Israel, tác giả tạp chí này giải thích. Khi đó các máy bay sẽ không thể hoạt động.

Do đó, Bộ trưởng Quốc phòng Israel ông Avigdor Lieberman đánh giá, để bảo vệ đất nước cần thay đổi cách nhìn nhận và hiểu rằng Israel không chỉ cần máy bay mà cả các tổ hợp phòng thủ tên lửa mạnh, thậm chí cả các hệ thống tên lửa tấn công của riêng mình. Lực lượng phòng vệ Israel không thể thua kém về sức mạnh quân sợ trước các đối thủ của mình.

 

Nên đọc
Theo Tiền phong
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo