Xã hội

Vì sao không có học giả TQ dự hội thảo quốc tế về Hoàng Sa, Trường Sa?

Sáng nay 20/6, tại Đà Nẵng, hội thảo quốc tế “Hoàng Sa – Trường Sa: Những sự thật lịch sử” chính thức khai mạc do Đại học (ĐH) Đà Nẵng và trường Đại học Phạm Văn Đồng (Quảng Ngãi) phối hợp tổ chức.

Tại cuộc họp báo quốc tế chiều 19/6, PGS.TS Trần Văn Nam, Giám đốc ĐH Đà Nẵng cho hay, tham dự hội thảo có gần 100 đại biểu là các học giả quốc tế, các học giả người Việt Nam ở nước ngoài, các chuyên gia nghiên cứu đầu ngành thuộc các trường ĐH, Viện nghiên cứu của Mỹ, Nga, Úc, Ấn Độ, Nhật Bản, Pháp, Bỉ, Philippines, Hàn Quốc…, đại diện một số cơ quan đại diện quốc tế tại Việt Nam, các nhà nghiên cứu, luật gia và đại diện một số bộ, ban, ngành và địa phương trong cả nước.

Họp báo chiều 19/6 về cuộc hội thảo quốc tế
 
Các đại biểu tham dự hội thảo sẽ trao đổi ý kiến về các vấn đề như: Vai trò, vị trí của hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa ở biển Đông; Thực tế tranh chấp hai quần đảo; tác động đối với hòa bình và an ninh khu vực châu Á Thái Bình Dương; Sự kiện Trung Quốc dùng vũ lực xâm chiếm trái phép quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam ngày 19/1/1974 và một phần quần đảo Trường Sa của Việt Nam ngày 14/3/1988; Việc xác lập và thực thi chủ quyền của Việt Nam đối với Hoàng Sa và Trường Sa từ góc độ luật quốc tế...
 
Đông đảo PV trong và ngoài nước tham dự cuộc họp báo chiều 19/6 (Ảnh: HC)
 
Đặc biệt, trong khuôn khổ cuộc hội thảo sẽ diễn ra cuộc tọa đàm về việc Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan Hải dương 981 trong vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa Việt Nam. Các đại biểu sẽ đi sâu đánh giá ý đồ của Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan kể trên và phân tích các khía cạnh pháp lý của hành động sai trái này.
 
Tại cuộc họp báo, PV đã đặt câu hỏi: : “Theo thông tin do Ban tổ chức cung cấp thì có khá nhiều học giả có uy tín từ nhiều nước trên thế giới tham dự hội thảo, nhưng chúng tôi không thấy có học giả Trung Quốc. Vậy Ban tổ chức có mời họ hay không? Nếu Ban tổ chức có mời, họ có tham dự hay không?”.  
 
Các phóng viên đặt câu hỏi với Ban tổ chức cuộc hội thảo (Ảnh: HC)
 
Thay mặt Ban tổ chức, PGS.TS Trần Văn Nam cho biết: “Chúng tôi là các trường đại học, tức là chuyên về nghiên cứu, về học thuật. Sau thành công của hội thảo quốc tế “Chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa - Các khía cạnh lịch sử và pháp lý” tổ chức tháng 4/2013 tại Quảng Ngãi, đã có nhiều ý kiến của các học giả trong và ngoài nước động viên chúng tôi nên tổ chức các cuộc hội thảo tiếp theo về chủ đề này.
 
Từ thành công của hội thảo tại Quảng Ngãi, uy tín của Ban tổ chức trong giới học giả quốc tế được nâng lên rất nhiều. Vì thế, để tổ chức cuộc hội thảo “Hoàng Sa - Trường Sa: Sự thật lịch sử” lần này, chúng tôi công bố thư mời công khai trên các diễn đàn học thuật quốc tế. Có rất nhiều học giả có uy tín từ rất nhiều nước đã đăng ký tham dự và gửi bài tham luận. Nhưng không có học giả nào của Trung Quốc đăng ký tham dự hay gửi bài tham luận. Vì vậy tại hội tảo lần này không có họ!”.
Infonet
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo