Quốc tế

Vì sao Mỹ chế bom nguyên tử mới, còn Nga là vũ khí hạt nhân chiến lược?

(DNVN) - Cơ quan quản lý an ninh quốc gia Hoa Kỳ đã cho phép chuẩn bị sản xuất bom nhiệt hạch hiện đại hóa B61-12. Sau khi kết thúc thiết kế sẽ đến giai đoạn trực tiếp sản xuất. Mẫu đầu tiên của loại vũ khí này sẽ được xuất xưởng vào năm 2020.

Bom nhiệt hạch B61-12 là phiên bản nâng cấp của bom B61. Mẫu sửa đổi đầu tiên của bom được phát triển trong những năm 1960. Tính năng quan trọng của loại bom này là khả năng thay đổi công suất (từ 0,3 kiloton lên tới 170 kiloton), tùy thuộc vào nhiệm vụ đặt ra. 

Các thế hệ B61 đầu tiên là bom trọng lực được trang bị dù rơi tự do. Các phiên bản hiện đại hóa đã quyết định thay dù bằng thiệt bị ổn định và hệ thống định vị. Do đó, bom trở nên có thể điều khiển được, do đó các chuyên gia Mỹ đánh giá rằng hiệu quả sử dụng của nó tăng lên bốn lần.

Tại sao người Mỹ cần phải hiện đại hóa bom nhiệt hạch B61? Có lẽ họ coi nó là đối số để đàm phán với Nga, chuyên gia quân sự, Viện trưởng Viện các nước SNG Vladimir Evseyev nhận xét: 

"Người ta cho rằng Nga sở hữu vũ khí hạt nhân chiến thuật nhiều hơn Mỹ. Người Mỹ thường xuyên đề xuất sáng kiến cắt giảm kho vũ khí chiến thuật của chúng tôi, nhưng đối với ban lãnh đạo Nga, đây là vấn đề nguyên tắc và thậm chí không thể thảo luận.  Tất cả là vì các hiệp ước hiện hành về hạn chế vũ khí hủy diệt hàng loạt và các phương tiện vận chuyển chỉ được ký kết giữa hai nước Nga và Mỹ. Bây giờ Washington có thể nói: chúng ta sẽ không tăng số lượng bom, còn các vị hãy cắt giảm bom của mình".

Ảnh minh họa.

Bom B61 không nằm trong hạn chế của Hiệp ước START, vì đó là vũ khí hạt nhân chiến thuật. Hầu hết máy bay chiến đấu hạng nặng của NATO đều có thể trang bị B61, còn máy bay ném bom có ​​thể mang mấy quả bom tương tự.

"Rõ ràng là thời gian bay (tới các mục tiêu trên lãnh thổ Liên bang Nga) từ sân bay châu Âu ngắn hơn nhiều so với bay từ Mỹ. Vấn đề là ở chỗ loại đạn này chỉ có thể được sử dụng với mục đích "kết liễu" mục tiêu sau cuộc tấn công lớn bằng tên lửa. Tuy nhiên, trong điều kiện "đảm bảo hủy diệt nhau", "chiêu kết thúc" này khó có thể khả thi. Bên cạnh đó, máy bay NATO sẽ cần phải thâm nhập vào khu vực mà hệ thống phòng không của Nga hoạt động mạnh mẽ. Cơ hội vượt qua mạng lưới như vậy là rất mong manh. Theo đó, phiên bản về luận cứ trong đàm phán với Moskva vẫn là thực tế duy nhất hợp lý…", — ông Vladimir Evseev nói.

Nhưng đừng quên rằng trong cái gọi là "câu lạc bộ hạt nhân" có hai thành viên của NATO là Vương quốc Anh và Pháp. Kho vũ khí hạt nhân của Anh (4 tàu ngầm hạt nhân, mỗi tàu trang bị 16 tên lửa "Trident-2" do Mỹ sản xuất) được đưa vào hệ thống quy hoạch của Lầu Năm Góc. Trong thực tế, đây là tên lửa của Mỹ do người Anh theo dõi. Các tên lửa này không thuộc giới hạn Hiệp ước Start II.

Ngoài ra, người Mỹ tránh hiệp định hạn chế hạt nhân bằng cách xây dựng hệ thống phòng thủ tên lửa. Ngoài ra, các tàu khu trục trang bị tên lửa "Aegis" của Mỹ liên tục ra vào Biển Đen. Ngay cả hệ thống phòng thủ tên lửa cũng có thể trang bị đầu đạn hạt nhân để biến thành tên lửa chiến thuật.

Do các nguyên nhân trên đây, duy trì đủ số lượng vũ khí hạt nhân chiến thuật là cách duy nhất để Nga cân bằng lực lượng và đảm bảo an ninh quốc gia.

 

Nên đọc
Hòa Lộc (theo Sputnik)
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo