Quốc tế

Vì sao Mỹ rút khỏi căn cứ quân sự Al-Tanf ở Syria?

Chuyên gia quân sự cho rằng, người Mỹ chẳng có lý do chính đáng nào để hiện diện ở Al-Tanf hoặc bất kỳ nơi nào khác tại Syria...

Ngày 1/8 vừa qua đã xuất hiện thông tin Mỹ đã từ bỏ căn cứ quân sự Al-Tanf, lực lượng quân đội Mỹ rời khỏi cơ sở đào tạo của họ ở biên giới phía nam Syria và điều chuyển lực lượng đặc nhiệm của họ từng đóng ở đó sang lãnh thổ Jordan.

Chuyên gia quân sự Syria, Tướng Ali Maksud nói với đại diện Sputnik rằng vị trí của căn cứ Al-Tanf luôn rất quan trọng đối với các chiến dịch quân sự ở phần địa bàn này của Syria. Thông qua đó có những con đường đến Deir ez-Zor và Raqqa từ Jordan và Iraq.

Tuy nhiên, việc thống nhất nỗ lực của quân đội Syria và Iraq, chiếm các vị trí chiến lược quan trọng Resafa và Qalat ar-Rasafa đã làm suy giảm đáng kể tầm quan trọng của căn cứ tại Al-Tanf.

Lực lượng Mỹ tại Syria.

Trong khi đó, nhà phân tích chính trị Syria Talib Ibrahim phát biểu với Sputnik rằng người Mỹ chẳng có lý do chính đáng nào để hiện diện ở Al-Tanf hoặc bất kỳ nơi nào khác tại Syria. Không có quyết định tương ứng của Quốc hội, cũng không có đề xuất của các chính trị gia Mỹ, cũng như từ Liên Hợp Quốc. Thậm chí cũng không có bất kỳ thỏa thuận nào với Chính phủ Syria, là quốc gia chủ quyền.

"Tình trạng như vậy khiến gần như không thể tránh khỏi những cuộc đụng độ tương lai với quân đội Syria, vì vậy các nhà phân tích Mỹ đã quyết định rút khỏi Al-Tanf. Chắc là quyết định tương tự sẽ được thực hiện với cả các căn cứ khác ở Syria".

Trong khi đó, một số chuyên gia khác lại cho rằng, việc Mỹ từ bỏ al-Tanf là do căn cứ này và cả căn cứ al-Zquf đều đã trở thành vô dụng, bởi nó đã nằm trọng trong vòng vây của Quân đội Syria, dù Mỹ có huấn luyện bao nhiêu phiến quân ở đây thì cũng không thể đột phá qua vòng vây của SAA để tiến lên phía Bắc đánh Deir Ezzor, theo tin tức trên báo Đất Việt.

Do đó, bỏ các căn cứ vô bổ này để tập trung lực lượng về khu vực phía Bắc, mở hướng tấn công từ Raqqa hay al-Hasakah là thượng sách đối với Mỹ.

Thứ hai là thực lực của các nhóm phiến quân phía Nam Syria quá yếu ớt không thể làm nên trò trống gì ở phía Nam Syria; đồng thời lực lượng đối lập ở đây bị vây chặt, không thể tiếp viện thêm lực lượng từ phía Iraq (bị lực lượng PMU chặn đường) và phía biên giới Jordan (do bị Quân đội Syria bịt kín).

 

Mỹ không muốn phải chịu tình cảnh “cá nằm trong rọ” nên buộc phải bỏ căn cứ này để rút quân lên phía Bắc.

Thứ ba là một số nhóm đối lập đang đòi li khai khỏi liên minh Mỹ vì chúng chỉ muốn đánh SAA chứ không phải là IS. Do Mỹ đã trót tuyên bố là hậu thuẫn các nhóm đối lập đánh khủng bố nên không thể nuốt lời với cả Syria và các nhóm đối lập nên buộc phải tuyên bố chấm dứt hậu thuẫn các nhóm này.

Tuy nhiên, không đạt được mục tiêu tiến đánh Deir Ezzor từ hướng này thì Mỹ cũng không để Quân đội Syria đạt được thành công nhanh chóng.

Do đó, bỏ căn cứ này là con bài thâm độc của Mỹ, nhằm “giải thoát” các nhóm phiến quân khỏi “lời nguyền đánh IS”, khiến chúng sẽ tiếp tục tiến đánh, quấy rối SAA từ sau lưng.

Nên đọc
Công Danh (tổng hợp theo báo Đất Việt, Sputnik)
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo