Vì sao những sai phạm ở tập đoàn Mai Linh chưa bị cơ quan chức năng xử lý?
Tiền đổ về MLG đi đâu?
Theo số liệu thống kê, MLG hút vốn, chiếm dụng vốn của Cty CP Mai Linh miền Bắc (MLMB), Cty CP Mai Linh miền Trung (Mã chứng khoán: MNC), từ thẻ MCC lên tới gần 500 tỉ đồng nhưng điều ngạc nhiên là dòng tiền khổng lồ này sau đó đã không hiện diện ở MLG. Hiện MLG đang lâm vào tình trạng nợ xấu, lãi vay phải trả quá lớn hiện đã mất thanh khoản âm tới hơn 911 tỷ đồng nên ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam mới đây đã ra công văn cảnh báo rủi ro cấp tín dụng đối với các Công ty trong nhóm Mai Linh. Đây như là một lời nhắc khéo cho việc Tập đoàn này đang gánh những khoản nợ khổng lồ.
Vấn đề đặt ra là, số tiền thu từ thẻ MCC được giữ lại và số vốn chiếm dụng từ các Công ty trong hệ thống sẽ được sử dụng vào đâu? Theo báo cáo tài chính của MLG tại ngày 31/12/2015 thì số tiền trên được lãnh đạo MLG “làm xiếc tài chính” để áp dụng kế “ve sầu thoát xác”, cụ thể: MLG đã trang trải các chi phí quản lý MLG như năm 2015 lên tới: 147 tỉ đồng, trong đó riêng lương của Ban Tổng Giám đốc MLG này trong năm 2015 là: hơn 10.000.939.000 tỉ đồng…
Như vậy, khi MLG thua lỗ triền miên, nợ xấu năm 2015 là hơn 517 tỉ đồng (Trích báo cáo tài chính của MLG trang 22-PV) thì Bban Giám đốc của MLG lại ung dung hưởng lương với số tiền “khủng”. Có một thực tế là với cách tư duy quản trị coi nhiều quy định của pháp luật như không tồn tại của lãnh đạo MLG trong nhiều năm đã dẫn đến hậu quả là quyền lợi của hàng ngàn Nhà đầu tư đã mua cổ phiếu từ năm 2007 của MLG (với giá thậm chí lên tới trên 20.000 đồng/cổ phiếu) cũng không tồn tại luôn. Trong 10 năm qua từ khi Công ty này bán cổ phiếu ra công chúng (IPO) thì nhà đầu tư/cổ đông chưa bao giờ nhận được 1 đồng cổ tức nào và hiện nay họ đã mất sạch vốn vì vốn chủ sở hữu của MLG đã là con số âm hàng ngàn tỉ đồng trong nhiều năm qua. Với việc đầu tư thua lỗ hiện tại của MLG, có thể thấy một thực trạng là dòng tiền đó được một số cá nhân mang đi đầu tư vào các công ty riêng là sân sau của lãnh đạo cao nhất MLG. Vậy, các công ty này là của ai?
Để tìm câu trả lời cho câu hỏi kể trên không khó, khi nhìn vào báo cáo tài chính của MLG sẽ thấy địa chỉ các dòng vốn luân chuyển về một nơi. Tại trang 22, Thuyết minh số 9 Báo cái tài chính của MLG năm 2015 sẽ thấy: Công ty TNHH một thành viên Đầu tư Hồ Huy cũng chiếm dụng nợ dài hạn của MLG 74 tỉ đồng (năm 2014, Công ty này mới nợ 27,3 tỉ nhưng riêng 2015 đã rút thêm của MLG gần 46,7 tỉ đồng). Tương tự, CTCP thương mại và đầu tư H.H&T nợ tới hơn 123 tỷỉ đồng là nợ dài hạn (năm 2014, công ty này mới nợ 6,7 tỉ nhưng riêng 2015 đã rút/chiếm dụng vốn của MLG gần 116,3 tỉ đồng). Ngoài ra, MLG còn có khoản nợ xấu bất thường khó có khả năng thu hồi liên quan đến CTCP Vận tải tốc hành Mai Linh (hay còn gọi là Mai Linh Express) mà bản thân ông Hồ Huy là cổ đông lớn lên tới 328,7 tỉ đồng.
Điều bất thường ở đây, tuy dòng tiền từ MLG chảy về nhiều nơi, nhưng có cùng điểm chung là chỉ có 1 người đứng sau, bởi những công ty này đều là công ty của cá nhân ông Hồ Huy hoặc ông Hồ Huy là cổ đông lớn. Với việc dòng tiền luân chuyển như vậy thì nợ tồn dư nợ mỗi năm của MLG sẽ ngày càng cao. Chính điều này dẫn đến nguy cơ hàng ngàn cổ đông của MLG, MLMB/các nhà đầu tư/ngân hàng sẽ mất trắng vốn!?
Vì sao Mai Linh chưa bị xử lý hình sự?
Hiện nay, dư luận tại TP.HCM đang rất quan tâm và đặt câu hỏi là dù đang bị “mang tiếng” nợ BHXH đầm đìa (đã có thể được coi là: “Tội phạm” nếu BLHS 2015 không bị hoãn thi hành) nhưng MLG vẫn chưa bị xử lý.
Về quy trình đấu tranh pháp lý với chủ lao động chây ỳ đóng bảo hiểm xã hội (vi phạm pháp luật), ông Mai Đức Chính- Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam cho rằng, trước đây, tại cuộc khảo sát giữa các bên về tình hình nợ bảo hiểm xã hội, Ủy viên Bộ Chính trị - Chủ tịch Ủy ban T.Ư Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Nguyễn Thiện Nhân đã giao Tổng Liên đoàn nhiệm vụ là đến cuối năm 2016, kiến nghị 3- 4 doanh nghiệp nợ bảo hiểm xã hội đến các cơ quan tố tụng, tư pháp để khởi tố, xử lý hình sự.
“Không phải tất cả doanh nghiệp nợ bảo hiểm xã hội đều bị khởi tố, nhưng theo tôi chỉ cần xử một vài doanh nghiệp, chủ sử dụng lao động bị xử lý hình sự, sẽ có tác dụng răn đe lớn ”, ông Chính nói.
Trang chủ Pháp luật Monday, 19/09/2016 | 09:50 AM GMT+7Vì sao những sai phạm ở tập đoàn Mai Linh chưa bị cơ quan chức năng xử lý?(ĐSPL) - Từ việc MLG chiếm dụng hàng trăm tỉ đồng từ Mai Linh Miền Bắc, đến chuyện những dòng tiền hàng trăm tỉ chảy sang các công ty cá nhân và nhiều sai phạm khác như báo ĐS&PL đã phản ánh, tất cả sự việc trên tưởng chừng ngẫu nhiên nhưng lại logic ở chỗ các dòng tiền này lại được dẫn có chủ ý của một cá nhân? Những sai phạm này rất cần được cơ quan chức năng sớm vào cuộc làm rõ và xử lý.
Tiền đổ về MLG đi đâu?
Theo số liệu thống kê, MLG hút vốn, chiếm dụng vốn của Cty CP Mai Linh miền Bắc (MLMB), Cty CP Mai Linh miền Trung (Mã chứng khoán: MNC), từ thẻ MCC lên tới gần 500 tỉ đồng nhưng điều ngạc nhiên là dòng tiền khổng lồ này sau đó đã không hiện diện ở MLG. Hiện MLG đang lâm vào tình trạng nợ xấu, lãi vay phải trả quá lớn hiện đã mất thanh khoản âm tới hơn 911 tỷ đồng nên ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam mới đây đã ra công văn cảnh báo rủi ro cấp tín dụng đối với các Công ty trong nhóm Mai Linh. Đây như là một lời nhắc khéo cho việc Tập đoàn này đang gánh những khoản nợ khổng lồ.
Vấn đề đặt ra là, số tiền thu từ thẻ MCC được giữ lại và số vốn chiếm dụng từ các Công ty trong hệ thống sẽ được sử dụng vào đâu? Theo báo cáo tài chính của MLG tại ngày 31/12/2015 thì số tiền trên được lãnh đạo MLG “làm xiếc tài chính” để áp dụng kế “ve sầu thoát xác”, cụ thể: MLG đã trang trải các chi phí quản lý MLG như năm 2015 lên tới: 147 tỉ đồng, trong đó riêng lương của Bban Tổng Giám đốc MLG này trong năm 2015 là: hơn 10.000.939.000 tỉ đồng…
Vì sao những sai phạm ở tập đoàn Mai Linh chưa bị cơ quan chức năng xử lý? - Ảnh 1 Công văn yêu cầu chuyển tiền về cho quỹ ATGT& PTCĐNhư vậy, khi MLG thua lỗ triền miên, nợ xấu năm 2015 là hơn 517 tỉ đồng (Trích báo cáo tài chính của MLG trang 22-PV) thì Bban Giám đốc của MLG lại ung dung hưởng lương với số tiền “khủng”. Có một thực tế là với cách tư duy quản trị coi nhiều quy định của pháp luật như không tồn tại của lãnh đạo MLG trong nhiều năm đã dẫn đến hậu quả là quyền lợi của hàng ngàn Nhà đầu tư đã mua cổ phiếu từ năm 2007 của MLG (với giá thậm chí lên tới trên 20.000 đồng/cổ phiếu) cũng không tồn tại luôn. Trong 10 năm qua từ khi Công ty này bán cổ phiếu ra công chúng (IPO) thì nhà đầu tư/cổ đông chưa bao giờ nhận được 1 đồng cổ tức nào và hiện nay họ đã mất sạch vốn vì vốn chủ sở hữu của MLG đã là con số âm hàng ngàn tỉ đồng trong nhiều năm qua. Với việc đầu tư thua lỗ hiện tại của MLG, có thể thấy một thực trạng là dòng tiền đó được một số cá nhân mang đi đầu tư vào các công ty riêng là sân sau của lãnh đạo cao nhất MLG. Vậy, các công ty này là của ai?
Để tìm câu trả lời cho câu hỏi kể trên không khó, khi nhìn vào báo cáo tài chính của MLG sẽ thấy địa chỉ các dòng vốn luân chuyển về một nơi. Tại trang 22, Thuyết minh số 9 Báo cái tài chính của MLG năm 2015 sẽ thấy: Công ty TNHH một thành viên Đầu tư Hồ Huy cũng chiếm dụng nợ dài hạn của MLG 74 tỉ đồng (năm 2014, Công ty này mới nợ 27,3 tỉ nhưng riêng 2015 đã rút thêm của MLG gần 46,7 tỉ đồng). Tương tự, CTCP thương mại và đầu tư H.H&T nợ tới hơn 123 tỷỉ đồng là nợ dài hạn (năm 2014, công ty này mới nợ 6,7 tỉ nhưng riêng 2015 đã rút/chiếm dụng vốn của MLG gần 116,3 tỉ đồng). Ngoài ra, MLG còn có khoản nợ xấu bất thường khó có khả năng thu hồi liên quan đến CTCP Vận Ttải Ttốc Hhành Mai Linh (hay còn gọi là Mai Linh Express) mà bản thân ông Hồ Huy là cổ đông lớn lên tới 328,7 tỉ đồng.
Điều bất thường ở đây, tuy dòng tiền từ MLG chảy về nhiều nơi, nhưng có cùng điểm chung là chỉ có 1 người đứng sau, bởi những công ty này đều là công ty của cá nhân ông Hồ Huy hoặc ông Hồ Huy là cổ đông lớn. Với việc dòng tiền luân chuyển như vậy thì nợ tồn dư nợ mỗi năm của MLG sẽ ngày càng cao. Chính điều này dẫn đến nguy cơ hàng ngàn cổ đông của MLG, MLMB/các nhà đầu tư/ngân hàng sẽ mất trắng vốn!?
Vì sao Mai Linh chưa bị xử lý hình sự?
Hiện nay, dư luận tại TP.HCM đang rất quan tâm và đặt câu hỏi là dù đang bị “mang tiếng” nợ BHXH đầm đìa (đã có thể được coi là: “Tội phạm” nếu BLHS 2015 không bị hoãn thi hành) nhưng MLG vẫn chưa bị xử lý.
Về quy trình đấu tranh pháp lý với chủ lao động chây ỳ đóng bảo hiểm xã hội (vi phạm pháp luật), ông Mai Đức Chính- Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam cho rằng, trước đây, tại cuộc khảo sát giữa các bên về tình hình nợ bảo hiểm xã hội, Ủy viên Bộ Chính trị - Chủ tịch Ủy ban T.Ư Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Nguyễn Thiện Nhân đã giao Tổng Liên đoàn nhiệm vụ là đến cuối năm 2016, kiến nghị 3- 4 doanh nghiệp nợ bảo hiểm xã hội đến các cơ quan tố tụng, tư pháp để khởi tố, xử lý hình sự.
“Không phải tất cả doanh nghiệp nợ bảo hiểm xã hội đều bị khởi tố, nhưng theo tôi chỉ cần xử một vài doanh nghiệp, chủ sử dụng lao động bị xử lý hình sự, sẽ có tác dụng răn đe lớn ”, ông Chính nói.
Nếu đúng theo những lời Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam thì MLG là doanh nghiệp điển hình cần phải khởi tố hình sự. Và thực tế, MLG đã bị kiểm toán Deloitte cảnh báo rơi vào tình trạng phá sản khi kiểm toán báo cáo tài chính 2015: “Chúng tôi muốn lưu ý người đọc đến Thuyết minh số 2 của Thuyết minh báo cáo tài chính tổng hợp. Tại ngày 31/12/2015 MLG đã báo cáo một khoản lợi nhận sau thuế chưa phân phối là âm hơn 635,.5 tỉ 60.160.373 đồng (tại ngày 31/12/2014 âm hơn 673,.972.982.962 tỉ đồng) và cũng tại ngày này tổng nợ phải trả ngắn hạn đã vượt quá tổng tài sản ngắn hạn là hơn 911.,875.290.169 tỉ đồng (tại ngày 31/12/2014 là: hơn 700.314.217.608 tỉ đồng)”.
Một số cố đông của MLG trong thời điểm hiện tại chia sẻ: Trong khi trốn đóng bảo hiểm và chiếm dụng tiền đóng bảo hiểm của hàng chục ngàn lao động trong nhiều năm qua, bỏ mặc quyền lợi của người lao động khi bị ốm đau, bệnh tật...vì không được hưởng quyền lợi bảo hiểm thì MLG lại liên tục tung ra các chiêu quan hệ công chúng “PR” bất thường.
Mới đây, MLG đã tặng một chiếc xe ô tô trị giá hơn 400 triệu đồng cho tài xế Bắc trong vụ cứu xe khách ở Lâm Đồng. Hành động đó đáng lẽ ra là được biểu dương và đồng tình nhưng trong bối cảnh hiện tại thì có lẽ không phù hợp vì MLG lấy tiền ở đâu ra khi mà các khoản lỗ ngày một lớn…
Theo thông tin phản ánh từ báo chí thì ông Hồ Huy lấy tiền từ Qquỹ An toàn giao thông và Phát triển cộng đồng mà MLG là thành viên sáng lập Quỹ. Vậy, Quỹ này hoạt động ra sao, theo một cán bộ nhân viên thuộc Tập đoàn (xin được giấu tên-PV), nhiều năm qua gần 30.000 cán bộ nhân viên của Tập đoàn đều bị trích lương (cán bộ, nhân viên văn phòng bị trích: 1%/lương hàng tháng, lái xe bị trích 15.000 đồng/tháng) vào quỹ hỗ trợ cộng đồng mà không có bất kỳ sự thỏa thuận nào với người lao động.
Ngoài ra, theo tìm hiểu của PV thì một lái xe (xin được giấu tên-PV) của MLG cho biết: Tập đoàn này còn có 1 Quỹ nữa là: Quỹ hHỗ trợ tai nạn thu của lái xe từ 3.000 đến 5.000 đồng/1 lái xe/1 ca xe trong nhiều năm qua (năm 2015 tăng lên thu: 6.000 đồng/1 lái xe/1 ca xe), nhưng từ tháng 8/2014 đến nay, ông Hồ Huy đã chỉ đạo chuyển toàn bộ tiền của các Quỹ này về cho Qquỹ An toàn giao thông và Phát triển cộng đồng nhằm phục vụ cho công tác làm thương hiệu cho Tập đoàn triển khai các chương trình ATGT trong toàn hệ thống và các mục đích từ thiện theo tôn chỉ, mục tiêu của Quỹ.
Với việc gom hết các Quỹ trên vào một nguồn thì ước tính Quỹ An toàn giao thông và Phát triển cộng đồng cũng có số tiền lên tới vài chục tỉ đồng. Vậy, Quỹ này liệu có hoạt động đúng tôn chỉ mục đích của mình khi phục vụ cho mục tiêu “làm thương hiệu” của MLG không?
Còn lạ lùng hơn nữa khi thời gian gần đây theo tìm hiểu của PV thì MLG đưa ra chiêu tuyển dụng 2.000 lái xe. Điều kỳ lạ là trong tờ rơi tuyển dụng mới này, MLG đang tung ra các chiêu cam kết hỗ trợ bất thường và những lời có cánh với những người từng là lái xe của MLG? Trên thực tế thì không có hãng taxi nào lại cam kết miễn ký quỹ ban đầu cho lái xe và cam kết thưởng tiền cho người giới thiệu với mức cao... Trong khi MLG đang nợ đầm đìa thì ai dám tin rằng với những lời đường mật như trên, người lái xe sẽ được hưởng các chế độ như MLG đang quảng cáo?!
Liệu những vi phạm tại tập đoàn Mai Linh có được cơ quan chức năng kiên quyết xử lý hay không? Chúng tôi sẽ phản ánh tới bạn đọc khi có diễn biến tiếp theo về sự việc.
Khi PV đề cập thẳng vào những vi phạm tại tập đoàn Mai Linh, cụ thể là phạm vào khoản 3, Điều 24, Thông tư 121/2012/TT-BTC nhưng đại diện UBCKNN từ chối trả lời trực tiếp và hẹn một buổi làm việc cụ thể… Phải chăng họ cố tình bao che cho các sai phạm?
End of content
Không có tin nào tiếp theo