Quốc tế

Vì sao ông Kim Jong-un không mời Trung Quốc dự Đại hội Đảng?

(DNVN) - Tại đại hội Đảng Lao động lần thứ 7 của Triều Tiên đã không có các vị khách cao cấp nào từ Trung Quốc tham dự.

Báo Bizlive đưa tin, tại đại hội Đảng lần thứ 6 vào năm 1980, ông Kim Il-sung (Kinh Nhật Thành) giới thiệu con trai Kim Jong-il (Kim Chính Nhật) trước toàn Đảng toàn dân như người kế nhiệm.

Trung Quốc cử Chủ tịch nước Lý Tiên Niệm, một trong những vị khai quốc công thần của chế độ sang dự đại hội. Ngoài ra, Bắc Hàn khi đó cũng đón nhiều vị khách từ các nước Á Phi còn ngưỡng mộ Bình Nhưỡng. Trong số họ có cả ông Robert Mugabe mà đến nay vẫn lãnh đạo Zimbabwe.

Nhưng tại đại hội Đảng Lao động Triều Tiên năm nay không có các vị khách cao cấp nào từ Trung Quốc. Truyền thông Trung Quốc chỉ ghi nhận một cách khách sáo rằng "đây là một sự kiện quan trọng của CHDCND Triều Tiên".

Chủ tịch Kim Jong-un phát biểu tại lễ khai mạc Đại hội Đảng hôm 06/5 (Ảnh KCNA).

"Trung Quốc hy vọng Triều Tiên có thể thực hiện được chương trình phát triển quốc gia, để nhân dân hạnh phúc và đảm bảo hòa bình ổn định ở Đông Bắc Á."

Kỳ Đại hội Đảng được lãnh tụ thế hệ thứ ba của Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên coi là "bước ngoặt" được tổ chức sau hơn 30 năm gián đoạn.

Lần trước, ông Kim Il-sung (Kinh Nhật Thành) mở kỳ đại hội Đảng để giới thiệu con trai Kim Jong-il (Kim Chính Nhật) trước toàn Đảng toàn dân như người kế nhiệm.

Sau khi ông Kim Il-sung qua đời năm 1994, ông Kim Jong-il để tang cha và lên làm lãnh tụ tối cao. Nhưng trong suốt thời kỳ cầm quyền của ông, Triều Tiên không họp đại hội Đảng.

Chỉ đến bây giờ, ông Kim Jong-un mới khai mạc sự kiện chính trị trọng đại nhất trong nhiều thập niên, chính thức xác nhận đường lối 'Byungjin' (Tĩnh tiến), thay cho thuyết 'Juche' (Chủ thể) vốn nhấn mạnh đến tự lực cánh sinh.

 

Được báo chí quốc tế gọi là 'twin pursuits' hay 'parallel development policy' còn gọi là quân sự và Kinh tế tĩnh hành tiến triển', đây là chính sách ông Kim Jong-un nêu ra sau khi lên nắm quyền.

Nhưng đường lối phát triển song hành cả quân sự (vũ khí nguyên tử) và kinh tế (mở rộng khoán nông nghiệp, nới lỏng quản lý ngành dịch vụ) đã bị cả Hoa Kỳ và Trung Quốc bác bỏ.

Trang The Diplomat viết rằng hồi tháng 2/2015, cố vấn an ninh quốc gia Hoa Kỳ Susan Rice và Ủy viên Quốc vụ viện Trung Quốc, Dương Khiết Trì đều đồng ý rằng: "Triều Tiên sẽ không thể thành công trong việc theo đuổi chính sách song hành, cả hạt nhân, cả kinh tế."

Trung Quốc trước sau như một nhấn mạnh đến một bán đảo Triều Tiên phi hạt nhân. Bình Nhưỡng thì nói sẽ không từ bỏ chương trình hạt nhân chừng nào Mỹ còn 'hung hăng'.

Trước đó, ngày 6/5, bất chấp mối quan hệ lạnh nhạt giữa Bình Nhưỡng và đồng minh lâu đời Trung Quốc, Triều Tiên đã nhận được điện mừng từ Đảng Cộng sản Trung Quốc vào đúng ngày Bình Nhưỡng khai mạc Đại hội Đảng Lao động sau gần 40 năm gián đoạn.

 

“Đại hội Đảng Lao động Triều Tiên lần thứ 7 sẽ là một sự kiện lớn đối với đảng và đời sống chính trị của người dân nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên. Đại hội lần này có một tầm ảnh hưởng to lớn đối với việc phát triển Đảng Lao động Triều Tiên”, bức điện của Trung Quốc gửi Triều Tiên có đoạn viết.

Cũng trong ngày 6/5, người phát Ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi đã phát biểu trong cuộc họp báo tại Bắc rằng, Triều Tiên đang ở trong giai đoạn quan trọng, hy vọng Bình Nhưỡng có thể thúc đẩy phát triển để người dân được hạnh phúc. Trung Quốc cũng bày tỏ mong muốn Triều Tiên sẽ lắng nghe tiếng nói của cộng đồng quốc tế và cùng tham gia bảo vệ hòa bình, ổn định bền vững của khu vực Đông Bắc Á.

Gần đây, Bắc Kinh đã nhiều lần cam kết ủng hộ Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc thông qua nghị quyết mới trừng phạt Bình Nhưỡng. Được biết, kể từ khi lãnh đạo Kim Jong-un lên nắm quyền từ năm 2011, Trung Quốc và Triều Tiên chưa tiến hành hoạt động thăm viếng cấp cao nào.

Nên đọc
HÒA HẬU (t/h)
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo