Vì sao thứ sáu ngày 13 được coi là ngày "đen đủi"
Theo quan niệm của nhiều người, thứ 6 ngày 13 là một ngày cực kỳ kém may mắn. Thậm chí, các nhà tâm lý phát hiện ra một hội chứng sợ thứ 6 ngày 13 với tên gọi paraskavedekatriaphobia, theo tin tức trên báo Giao thông.
Tên paraskevidekatriaphobia là kết hợp của hai từ tiếng Hy Lạp “paraskeví” (thứ sáu), và dekatreís (13). Đây là tên khoa học của chứng sợ thứ sáu ngày 13. Bản thân nỗi sợ số 13 có tên “chứng Triskaidekaphobia”.
Theo Công lịch, năm 2017 sẽ xảy ra hai lần thứ 6 trùng vào ngày 13 là vào ngày 13/1/2017 và 13/10/2017. Dưới đây là nguồn gốc đen đủi của thứ 6 ngày 13 theo phương Tây:
Sự mê tín xung quanh ngày này được cho là đã xảy ra trong thời Trung Cổ và rất có thể xuất phát từ Kinh Thánh. Một số sử gia đã tuyên bố đó là ngày mà Eva cắn quả táo từ Cây biết điều thiện và điều ác, ngày mà cơn đại hồng thủy bắt đầu.
Trong kinh Tân Ước, có 13 người xuất hiện trong bữa ăn tối cuối cùng của Chúa Giêsu vào thứ 5 tuần thánh, ngày trước khi Chúa Giêsu bị đóng đinh vào ngày thứ 6. Vào thứ 6 ngày 13/10/1307 vua Philip IV của nước Pháp đã bắt giữ hàng trăm người lính theo đạo Kito.
Số 12 được coi là sự hoàn thiện: 12 tháng trong một năm, 12 vị thần Olympus, 12 tiếng trên đồng hồ, 12 bộ lạc Israel, 12 sứ đồ. Tuy nhiên, số 13 lại bị coi là xui xẻo từ cả trước thời Công nguyên. Nhiều tòa nhà, như khách sạn Carlton ở London, không có tầng 13, nhiều dãy phố không có nhà số 13, báo Vietq đưa tin.
Người ta cũng quan niệm 13 người ăn cùng nhau sẽ không gặp may, và người đầu tiên đứng dậy rời khỏi bàn sẽ gặp vận rủi. Tổng thống Mỹ Roosevelt rất tin điều này. Ông cũng từ chối di chuyển vào thứ sáu ngày 13.
Dù niềm tin thứ 6 ngày 13 đem lại xui xẻo có phần mê tín, nhiều người vẫn có tâm lý lo sợ, tránh tiến hành công việc, thương vụ Kinh doanh hay đi du lịch vào ngày này. Tại Mỹ, ước tính 17 - 21 triệu người sợ thứ 6 ngày 13.
End of content
Không có tin nào tiếp theo