Pháp luật

Viện Thủy công “xẻ đất” biến công sở thành nhà hàng, tiệm giầy?

(DNVN) – Sử dụng sai mục đích, Viện Thủy công đang biến hàng trăm m2 đất công thành nhà hàng ăn, biến phòng trưng bày sản phẩm thành của hàng bán giầy, quán cafe, khiến dư luận bức xúc.

Đất công bị “hô biến” thành nhà hàng, tiệm giầy?

Theo đó, Viện Thủy công (địa chỉ tại số 3, ngõ 95, phố Chùa Bộc, quận Đống Đa, TP. Hà Nội) được thành lập theo quyết định Số 2520/QĐ-BNN-TCCB ngày 19/08/2008 của Bộ trưởng Bộ NN và PTNT.

Phòng trưng bầy sản phẩm khoa học công nghệ của Viện Thủy công biến thành quán cafe, tiệm bán giầy nằm ở mặt đường của ngõ 95 Chùa Bộc.

Được biết, cơ quan này được giao toàn bộ khu nhà tại số 3, ngõ 95 để sử dụng vào việc thực hiện các chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao. Thế nhưng, bất cứ ai đến Viện Thủy công đều thấy có một dãy nhà mà cán bộ đang sử dụng đã xuống cấp nghiêm trọng. Còn khu nhà vững chắc lâu nay biến thành nhà hàng, chuyên phục vụ khách hàng ăn uống. Khuôn viên sân bị rào lại để cho nhà hàng hoạt động. Cùng với đó, phòng trưng bày sản phẩm khoa học công nghệ trở thành quán cafe và cửa hàng bán dày kiếm lời. Và điều quan trọng hơn, chính những hoạt động đó đã khiến khu vực con ngõ có nguy cơ trở nên bất ổn định.

Dư luận đặt ra câu hỏi đặt ra là trong quy hoạch và thiết kế Viện Thủy công có dành riêng các phần diện tích để kinh doanh hay không?Việc biến công sở thành những đơn vị kinh doanh như vậy có cấp trên “chống lưng” hay bất chấp quy định về quản lý sử dụng nhà công vụ? Tiền thuê nhà như vậy ai trả và vào túi của ai? Để làm rõ nghi vấn này, phóng viên đã đặt lịch làm việc với lãnh đạo Viện Thủy công. Thế nhưng, hơn một tháng trôi qua lãnh đạo viện vẫn im lặng.

Nhà hàng "ngang nhiên" mọc trong khuân viên Viện Thủy công.

Viện Thủy công “né” báo chí?

Sau hơn một tháng (ngày 25/1) đặt giấy giới thiệu làm việc với Viện Thủy Công nhưng PV chỉ nhận lại sự “im lặng” đến khó hiểu của cơ quan này. Bất đắc dĩ PV phải liên hệ với ông Hoàng Phó Uyên – Phó Viện trưởng qua điện thoại, Ông Uyên cho biết: “Các anh đến liên hệ với Phòng Tổng hợp để làm việc”. Khi được hỏi về thời gian có thể làm việc, ông Uyên cho biết: “Anh đến lúc nào cũng được”.

 

Dù nhiều lần liên hệ nhưng PV vẫn nhận được sự "im lặng" từ phía lãnh đạo Viện Thủy công.

Nhưng điều lạ, khi PV đến liên hệ làm việc tại phòng Văn thư và vị cán bộ văn thư này cũng là người tiếp nhận giấy giới thiệu của PV cách đó hơn 1 tháng trước. Vị cán bộ này cho rằng: “Việc xếp được lịch hay không, PV phải tự liên hệ lại mới biết chứ bộ phận Văn thư không báo lại”. Mặc dù trước đó chính vị cán bộ này đã yêu cầu PV đã đặt lại giấy giới thiệu, nội dung làm việc cùng số điện thoại và email để liên hệ khi lãnh đạo sắp xếp được lịch làm việc. (!?)

Mặt khác, khi được yêu cầu xem lại giấy giới thiệu, cán bộ văn thư này không đồng ý vì có sự chỉ đạo của “Sếp”. Nhưng khi được hỏi “Sếp” chỉ đạo có văn bản không thì vị cán bộ này cho biết là chỉ đạo “bằng miệng”.

Người phụ nữ này cũng cho biết, giấy giới thiệu của các anh vẫn còn ở đây (tức tại bàn làm việc của cán bộ văn thư-PV) đã khiến cho PV không khỏi băn khoăn về cách làm việc của Viện Thủy công. Có hay không việc cán bộ văn thư không báo cáo cho lãnh đạo về việc Cơ quan ngôn luận đến liên hệ làm việc hay lãnh đạo Viện đang “cố tình” trốn tránh báo chí để “bao che” cho những sai phạm của mình?

Doanh nghiệp Việt Nam sẽ thông tin mới nhất đến bạn đọc.

Hoàng Nguyên
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo