Việt Nam cần theo sát diễn biến sức khỏe kinh tế Trung Quốc để có phản ứng phù hợp
Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia cho biết, vừa qua, thị trường tài chính quốc tế đã hứng chịu một cơn chấn động lớn sau khi Ngân hàng Trung ương Trung Quốc phá giá đồng nhân dân tệ (NDT).
Thị trường tiếp tục diễn biến phức tạp khi có nhiều thông tin trái chiều nhận định về tình hình cũng như dự báo kinh tế Trung Quốc.
Đồng NDT (theo giá thị trường) mất giá 2,9% trong tuần thứ 2 tháng 8, cao hơn mức mất giá 2,4% của cả năm 2014. Việc mất giá NDT đã dẫn đến đồng tiền 8 nước châu Á (Hàn Quốc, Đài Loan, Ấn Độ, Singapore, Phillipine, Malaysia, Thái Lan và Indonesia) mất giá trung bình 1,7% ngay trong tuần thứ 2 và 1,2% trong tuần tiếp theo (tổng cộng là 2,9%).
Theo đánh giá của UBGSTCQG, với mức độ điều chỉnh tỷ giá NDT vừa qua và nếu từ nay tới cuối năm NDT không bị phá giá mạnh hơn nữa (dự báo NDT dao động trong khoảng 6,3% - 6,5%) thì không trực tiếp ảnh hưởng nhiều đến thị trường tiền tệ, kinh tế Việt Nam.
"Vấn đề là sức khỏe của nền kinh tế Trung Quốc ra sao, số liệu thống kê của Trung Quốc và cam kết của Chính phủ Trung Quốc có minh bạch, chính xác để củng cố lòng tin của thị trường. Do vậy, Việt Nam chưa nên có những điều chỉnh chính sách lớn và điều chỉnh kế hoạch kinh tế - xã hội", UBGSTCQG nhận định.
Chính vì thế, theo cơ quan này, trong thời gian tới Việt Nam cần tiếp tục theo dõi sát diễn biến sức khỏe của kinh tế Trung Quốc cũng như chính sách kinh tế, chính sách tiền tệ của Trung Quốc để có phản ứng chính sách thích hợp. UBGSTCQG dự báo tăng trưởng kinh tế Việt Nam 2015 vẫn đạt và vượt mục tiêu (6,2%) tiếp tục duy trì ổn định vĩ mô.
Cũng theo đánh giá của Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia, trong bối cảnh toàn cầu hóa sâu, rộng và quy mô thị trường tài chính thế giới cao gấp 4-5 lần quy mô nền kinh tế thực, tâm lý thị trường đóng vai trò vô cùng quan trọng. Nếu phần lớn các nhà kinh doanh, đầu tư có cùng cảm nhận và phản ứng cùng chiều thì sẽ tạo thành một lực cung - cầu rất lớn, có thể vượt ra ngoài sự kiểm soát của các Chính phủ.
"Cùng với việc theo dõi sức khỏe của kinh tế thế giới cần theo dõi hàng ngày diễn biến thị trường tài chính, tiền tệ, hàng hóa thế giới. Mặt khác, các cơ quan hoạch định chính sách cần xây dựng sẵn các kịch bản ứng phó để tránh thụ động", UBGSTCQG khuyến nghị.
UBGSTCQG cũng cho biết, thị trường tài chính tiền tệ của Việt Nam hiện đã có liên thông nhất định đến thị trường tài chính quốc tế và chịu ảnh hưởng tâm lý của các nhà đầu tư trên thị trường quốc tế. Chính vì vậy, công tác truyền thông đóng vài trò hết sức quan trọng để duy trì lòng tin của thị trường.
Trên cơ sở đó, UBGSTCQG khuyến nghị các cơ quan hoạch định chính sách cần tăng cường công tác truyền thông để định hướng thị trường theo mục tiêu chính sách. Các thông điệp chính sách cần rõ ràng nhưng cần linh hoạt để đảm bảo tính nhất quán trong thông tin và thống nhất, đồng bộ giữa thông điệp chính sách và hành động.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Giá vàng thế giới ngày 21/11: Tăng liên tục ba phiên, chạm đỉnh một tuần
Giá ngoại tệ ngày 21/11/2024: USD tăng mạnh, chấm dứt chuỗi 3 phiên giảm liên tiếp
Dự án Aeon Mall Cần Thơ được chấp thuận
Đề xuất ưu tiên doanh nghiệp tư nhân tham gia dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam
Chủ trung tâm hội nghị Gem Center, White Palace bị xử phạt
Giá heo hơi ngày 21/11/2024: Biến động trái chiều tại miền Trung và miền Nam