Việt Nam 'chuộng' điện thoại và linh kiện từ Trung Quốc
Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, nhập khẩu điện thoại các loại & linh kiện trong tháng 3/2016 của Việt Nam đạt 884,7 triệu USD, tăng 15,8% so với tháng trước, nâng kim ngạch nhập khẩu mặt hàng này trong quý I/2016 đạt 2,4 tỷ USD, giảm 7,4% so với tháng 3 tháng/2015.
Xét về thị trường, Trung Quốc tiếp tục là thị trường dẫn đầu cung cấp điện thoại các loại & linh kiện cho Việt Nam trong 3 tháng/2016 với trị giá nhập khẩu là 1,5 tỷ USD giảm 20,7%, tiếp theo là Hàn Quốc với 771 triệu USD, tăng 39,9% so với cùng kỳ năm 2015.
Tính chung kim ngạch nhập khẩu nhóm mặt hàng này từ 2 thị trường trên chiếm 94,8% nhập khẩu nhóm mặt hàng này từ tất cả các thị trường.
Tương tự, Trung Quốc cũng là thị trường lớn nhất cung cấp mặt hàng máy móc, thiết bị, dụng cụ & phụ tùng cho Việt Nam trong quý I/2016 với trị giá là 1,9 tỷ USD, giảm 12,9%.
Trong khi đó, về mặt hàng máy vi tính, sản phẩm điện tử & linh kiện, theo Tổng cục Hải quan, trị giá nhập khẩu nhóm hàng này trong tháng là 2,46 tỷ USD, tăng 28,4% so với tháng trước.
Tính đến hết quý I/2016, cả nước nhập khẩu 6,35 tỷ USD; trong đó nhập khẩu của khu vực FDI là 5,89 tỷ USD, tăng 13,5% và nhập khẩu của khu vực doanh nghiệp trong nước là gần 463 triệu USD, tăng 15,5% so với cùng kỳ năm trước.
Về đối tác nhập khẩu, Hàn Quốc tiếp tục là đối tác lớn nhất cung cấp nhóm hàng này cho Việt Nam với trị giá nhập khẩu là gần 2,1 tỷ USD, tăng 42,2%; tiếp theo là các thị trường: Trung Quốc: 1,23 tỷ USD, tăng 3,9%; Đài Loan: 715 triệu USD, tăng 33,5%; Nhật Bản: 566 triệu USD, tăng 4%... so với cùng kỳ năm 2015.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
FPT mở thêm văn phòng tại Cần Thơ
Giá vàng ngày 23/12/2024: Biến động trái chiều
Ba lĩnh vực được dự báo tăng trưởng ấn tượng
Giá ngoại tệ ngày 23/12/2024: USD vẫn tăng mạnh nhờ động thái của Fed
Giá nông sản ngày 23/12/2024: Hồ tiêu và cà phê giữ mức ổn định
Giá heo hơi ngày 23/12/2024: Miền Bắc thiết lập mức giá mới