Pháp luật

Việt Nam có thể khởi kiện hai vụ kiện đối với Trung Quốc

"Những hành động sai trái của Trung Quốc diễn ra nhiều lần, liên tiếp, nghiêm trọng. Đây là những chứng cứ rõ rệt, chứ không còn là hành vi mang tính hành chính đơn phương như tuyên bố vùng cấm đánh bắt cá, đánh bắt thuỷ sản.uận thì mới thực hiện được.

Dẫn lời bà Hà trả lời các luật sư xung quanh những băn khoăn về sự chần chừ kiện Trung Quốc ra tòa án quốc tế khẳng định: "việc nghiên cứu đòi hỏi nhiều công sức và thời gian chuẩn bị, cần phải nghiên cứu chắc chắn chứ không phải là Việt Nam chần chừ".

Dù đã đưa giàn khoan ra Biển Đông vi phạm chủ quyền của Việt Nam trái với luật pháp nhưng Trung Quốc vẫn liên tục dùng tàu uy hiếp tàu chấp pháp của Việt Nam.
 
Lý giải về sự cẩn thận cần phải có, bà Hà cho biết, quyết định khởi kiện một quốc gia là việc quan trọng, nhiều khó khăn về vấn đề chính trị và thủ tục pháp lý rất phức tạp chứ không hề dễ dàng.
 
"Trong trường hợp tranh chấp hiện nay giữa Trung Quốc và Việt Nam liên quan đến vấn đề chủ quyền đối với Hoàng Sa. Theo nguyên tắc, để có thể đưa ra tòa án quốc tế giải quyết vấn đề chủ quyền lãnh thổ bắt buộc 2 bên tranh chấp cùng thỏa thuận thì mới thực hiện được", bà Hà nói.
 
Thế nhưng trên thực tế, trường hợp Hoàng Sa, đến chuyện thương lượng Trung Quốc còn không chấp nhận, chắc chắn rằng họ không chấp nhận đưa tranh chấp đó ra cơ quan tòa án quốc tế.
 
Nhưng theo Công ước Liên hiệp quốc về luật Biển 1982 có một thủ tục khác, trong trường hợp 2 quốc gia không thống nhất có thể sử dụng là tòa trọng tài quốc tế về luật biển. Tòa trọng tài quốc tế có thể được thành lập nhưng tòa trọng tài có thụ lý được vụ việc đó hay không phục thuộc vào quyền quyết định trên cơ sở xem xét tất cả các yếu tố, nội dung khởi kiện, bằng chứng pháp lý của các bên đưa ra.
 
Liên quan đến vấn đề này, nhiều ý kiến đã đưa ra đồng tình với việc Việt Nam nên kiện Trung Quốc ra tòa án quốc tế.
 
Luật sư Lê Thanh Sơn, thuộc Đoàn Luật sư TP Hà Nội, cho rằng Việt Nam có thể kiện Trung Quốc đã cố tình đánh tráo khái niệm, cố tình hiểu, giải thích và áp dụng các quy định của Công ước Luật biển năm 1982 sai để chiếm thềm lục địa của VN.
 
Theo Luật sư Lê Thanh Sơn, Việt Nam cần lựa chọn hình thức kiện sao cho hợp lý nhất. Trước khi kiện, Việt Nam có thể gửi thư lên Tổng thư ký Liên Hợp quốc hoặc là có công hàm chính thức gửi lên Hội đồng Bảo an LHQ yêu cầu Hội đồng ra nghị quyết cho vấn đề này.
 
Nếu trong khi chúng ta vẫn còn phải cân nhắc kiện Trung Quốc ra tòa án quốc tế thì chúng ta hoàn toàn có thể thực hiện vụ kiện dân sự. Nguyên đơn có thể là PetroVietnam hoặc Hội nghề cá Việt Nam kiện Tổng công ty Dầu khí Hải dương Trung Quốc vì trong quá trình hoạt động, họ bị phía Trung Quốc ngăn cản, không cho tiếp cận phạm vi cách đảo Lý Sơn khoảng 10 hải lý.
 
“Theo quy định của pháp luật Việt Nam thì hiện nay kể cả một ngư dân Việt Nam cũng có quyền khởi kiện Trung Quốc, những vụ kiện này là do pháp luật Việt Nam xét xử, hoàn toàn theo đúng quy định của pháp luật Việt Nam, hoàn toàn mang tính chất dân sự,” ông Sơn nhấn mạnh.
 
“Tôi cho rằng vụ giàn khoan khoan trái phép này là môt cơ hội rất tốt cho Việt Nam khởi kiện Trung Quốc”, Luật sư Lê Thanh Sơn cho biết.
 
TS. Luật sư Hoàng Ngọc Giao, Viện trưởng Nghiên cứu Chính sách pháp luật và Phát triển cũng cho rằng: Việt Nam chủ trương đấu tranh hoà bình, nhưng đây không còn là câu chuyện để đàm phán nữa. Bởi đây là câu chuyện về quyền và quyền chủ quyền trên vùng biển đã được xác định là của Việt Nam.
 
"Những hành động sai trái của Trung Quốc diễn ra nhiều lần, liên tiếp, nghiêm trọng. Đây là những chứng cứ rõ rệt, chứ không còn là hành vi mang tính hành chính đơn phương như tuyên bố vùng cấm đánh bắt cá, đánh bắt thuỷ sản. Việt Nam phải khẩn trương tiến hành các thủ tục pháp lý để khởi kiện Trung Quốc ra các toà án quốc tế", TS Giao khẳng định.
 
Theo TS Giao, Việt Nam có thể khởi kiện hai vụ kiện. Vụ thứ nhất là kiện giữa quốc gia với quốc gia. Chính phủ Việt Nam có thể kiện Chính phủ Trung Quốc. Việt Nam có thể lập các hồ sơ, thủ tục theo quy định của Toà án Luật Biển quốc tế để kiện Trung Quốc về việc xâm phạm quyền và quyền chủ quyền của Việt Nam ở vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam. Rộng hơn, lâu dài hơn chúng ta có thể kiện Trung Quốc xâm phạm chủ quyền trên các quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam ra Toà án Công lý quốc tế của Liên Hợp Quốc.
 
Rất nhiều học giả, chuyên gia cũng đồng lòng cho rằng Việt Nam cần chuẩn bị mọi mặt để kiện Trung Quốc ra tòa án quốc tế.

 

Báo Đất Việt
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo