Môi trường

Việt Nam có thể xem thiên văn thế kỷ

Nếu bỏ lỡ hiện tượng Sao Kim đi ngang qua đĩa sáng Mặt Trời vào rạng sáng 6/6 tới đây, bạn sẽ phải phải đợi 105 năm nữa để chứng kiến điều tương tự lặp lại.

Đặng Vũ Tuấn Sơn, Chủ tịch CLB Thiên văn Học trẻ Việt Nam, cho biết hiện tượng một hành tinh trong Hệ Mặt Trời được quan sát thấy đang lướt qua đĩa sáng Mặt Trời là điều rất hiếm gặp. Trái Đất là hành tinh thứ ba của Hệ Mặt Trời, vì thế chúng ta chỉ có thể quan sát sự việc như vậy xảy ra với hai hành tinh là Sao Thủy (Mercury) và Sao Kim (Venus). Ngày mùng 6/6 này, Sao Kim sẽ đi ngang qua đĩa sáng Mặt Trời, nếu bỏ lỡ bạn sẽ phải đợi tới 105 năm nữa để chứng kiến điều tương tự lặp lại.

 

Trung bình mỗi thế kỉ chỉ có 13 lần Sao Thủy lướt qua Mặt Trời (Mercury Transit), còn với Sao Kim (Venus Transit) thì còn hiếm gặp hơn nhiều. Cứ hơn một thế kỉ mới lại xảy ra một cặp, tức là hai lần diễn ra khá gần nhau. Điều này có nghĩa là chúng ta may mắn được chứng kiến trọn vẹn một cặp này mà lần đầu đã xảy ra vào năm 2004 còn lần tiếp theo là ngày ngày mùng 6/6 tới


Để quan sát sự kiện này xin lưu ý các điểm sau:

1- Tuyệt đối không nhìn thẳng vào Mặt Trời bằng mắt thường hoặc qua các kính thiên văn, ống nhòm, camera không được trang bị Sun filter (kính lọc sáng Mặt Trời)

2- Nhìn qua kính râm đen, phim hay mica đen ... không quá 10 giây liên tiếp và những thứ này không thể thay thế sun filter cho các thiết bị quang học

3- Cách an toàn nhất để quan sát hiện tượng này với người không có kính thiên văn hoặc kính không được trang bị sun filter như đã nêu là sử dụng các kính quan sát Mặt Trời (solar glasses), loại kính này hiện nay được cung cấp bởi một số địa chỉ trong nước, tuy nhiên người mua nên kiểm tra rõ xuất xứ cũng như kiểm tra kĩ chất lượng trước khi mua (có bị xước hay thủng để lọt sáng qua hay không...)

4- Khi đã chuẩn bị đủ để quan sát, xin lưu ý rằng đừng quá kì vọng vào hiện tượng này, tất cả những gì bạn có thể nhìn thấy bằng mắt đã có kính bảo vệ hay thậm chí qua các kính thiên văn nghiệp dư chỉ là một điểm đen di chuyển chậm trên đĩa sáng Mặt Trời. Chỉ đơn giản, nó là điều mà hơn 100 năm nữa mới lặp lại.

 

 

Giống như nhật thực xảy ra khi Trái Đất, Mặt Trời và Mặt Trăng nằm "gần như" thẳng hàng, thì hiện tượng này cũng vậy, nó xảy ra khi Trái Đất nằm thằng hàng với Sao Thủy hoặc Sao Kim (mà trong lần này là Sao Kim).

 

Sao Thủy quá nhỏ và mờ nhạt nên việc nó lướt qua đĩa sáng của Mặt Trời thường không gây được nhiều sự chú ý và nhìn chung khá khó khăn cho người quan sát không được hỗ trợ bởi các kính thiên văn hay các dụng cụ quang học tương tự.

 

Ngược lại, Sao Kim là thiên thể sáng nhất trên bầu trời đêm (không tính Mặt Trăng), lí do đơn giản là nó là hành tinh gần Trái Đất nhất, vì thế độ lớn biểu kiến của nó khi quan sát trực tiếp từ Trái Đất cũng lớn hơn nhiều so với Sao Thủy, do vậy mà hiện tượng Sao Kim đi qua đĩa sáng Mặt Trời gây được rất nhiều sự chú ý.

 

Hiện tượng Sao Kim đi qua Mặt Trời kéo dài trong một khoảng thời gian không ngắn, do vậy chỉ một khu vực nhỏ trên thế giới bao gồm một phần của Nam Mỹ, Tây và Nam Phi là không có cơ hội quan sát do toàn bộ thời gian diễn ra sự kiện trùng với thời điểm ban đêm của khu vực này. Ngoài ra các vùng còn lại trên thế giói đều có thể quan sát được. Khu vực quan sát lý tưởng nhất sự kiện này gồm Đông Âu, Đông Á và phía Tây của Bắc Mỹ. Khu vực Đông Nam Á trong đó có Việt Nam của chúng ta cũng có thể quan sát sự kiện này trong một thời gian dài, gồm toàn bộ buổi sáng ngày mùng 6/6 (từ khi Mặt Trời mọc cho tới gần giữa trưa).

 

Thời điểm cho người dân tại Việt Nam quan sát hiện tượng này là toàn bộ sáng ngày mùng 6/6 trong đó thời điểm ý tưởng nhất (khi Sao Kim đi sâu nhất vào đĩa sáng Mặt Trời) sẽ rơi vào khoảng 08h30 (lấy theo giờ Hà Nội). Càng gần trưa sự Mặt Trời sẽ càng lên cao và nắng gắt, do vậy người quan sát nên tranh thủ quan sát sự kiện này vào thời điểm sớm nếu có thể.

 

Theo VFEJ

 

 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo