Việt Nam nhập gần 13 triệu tấn thép trong 8 tháng
Tờ DNSG dẫn số liệu của Bộ Công Thương cho hay, trong 8 tháng đầu năm 2016, tổng kim ngạch nhập khẩu thép của cả nước ước đạt 12,6 triệu tấn và kim ngạch 5,26 tỷ USD, tăng 27,3% về lượng và tăng 2,1% về kim ngạch so với cùng kỳ năm trước.
Xét về thị trường, Trung Quốc vẫn là thị trường nhập khẩu thép chính của các doanh nghiệp Việt Nam, chiếm 59%, kế đến là Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan (Trung Quốc). Đáng chú ý, Nga đã vươn lên vị trí thứ 5 trong số các nước cung cấp thép nhập cho thị trường Việt Nam.
Về giá cả, giá nhập khẩu sắt thép trong nước đã tiếp tục tăng 4 tháng liên tiếp. Cụ thể, giá sắt thép tháng 8/2016 tăng 2,4% so với tháng trước nhưng giảm 7,37% so với tháng 8/2015.
Theo thống kê, so với tháng 7 vừa qua, giá thép nhập khẩu từ 3 thị trường chính Trung Quốc, Nhật Bản và Nga tiếp tục tăng thêm lần lượt là 1,43%, 1,78% và 2,4%. So với cùng kỳ năm trước, giá nhập khẩu từ Trung Quốc giảm ít nhất với 17,22% do giá nhập khẩu những tháng gần đây tăng, từ Nhật Bản giảm 18,3%, từ Nga giảm 28,83%.
Trên toàn cầu, sản lượng thép thô giảm hầu hết các khu vực trong tháng 6. Trong đó, Trung Quốc sản xuất gần 400 triệu tấn, giảm 1,1% so với cùng kỳ. Tuy nhiên, nước này lại xuất khẩu lượng thép lên tới 57,2 triệu tấn thành phẩm, tăng gần 5 triệu tấn. Như vậy Trung Quốc đang sản xuất ít hơn nhưng xuất khẩu nhiều hơn.
Cách đây 2 tháng, Bộ Công Thương đã quyết định chính thức áp thuế tự vệ với mặt hàng phôi thép và thép dài nhập khẩu để "chặn" thép giá rẻ từ Trung Quốc. Thời gian áp thuế có hiệu lực tới hết tháng 3/2020.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Hội chợ đặc sản 2024: Cầu nối đưa sản phẩm Việt vươn xa
Giá vàng trong nước ngày 22/11: Tiếp tục tăng mạnh
Giá ngoại tệ ngày 22/11/2024: USD đạt đỉnh 13 tháng, chạm mốc 107,05 điểm
Giá vàng thế giới: Tăng mạnh, đạt đỉnh hơn một tuần qua
Đề xuất ưu đãi thuế cho doanh nghiệp doanh thu thấp
Giá nông sản ngày 22/11/2024: Cà phê, hồ tiêu đồng loạt tăng mạnh