Việt Nam nhập siêu 100 triệu USD ngay tháng đầu năm
Báo cáo của Tổng cục Thống kê cho thấy, kim ngạch hàng hóa xuất khẩu tháng 1/2017 ước tính đạt 14,60 tỷ USD, giảm 12% so với tháng trước, trong đó khu vực kinh tế trong nước đạt 4,31 tỷ USD, giảm 12,1%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) đạt 10,29 tỷ USD, giảm 11,9%. Kim ngạch xuất khẩu một số mặt hàng gia công, lắp ráp giảm so với tháng trước: Điện thoại và linh kiện đạt 2,5 tỷ USD, giảm 14,1%; hàng dệt may đạt 2,1 tỷ USD, giảm 10,8%; giày dép đạt 1,2 tỷ USD, giảm 10,2%.
So với cùng kỳ năm trước, kim ngạch hàng hóa xuất khẩu tháng 01/2017 tăng 7,6%, trong đó khu vực kinh tế trong nước tăng 2,8%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) tăng 9,7%. Một số mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu tăng so với cùng kỳ năm trước: Điện thoại và linh kiện đạt 2,5 tỷ USD, tăng 10,2%; điện tử, máy tính và linh kiện đạt 1,6 tỷ USD, tăng 26,3%; máy móc thiết bị, dụng cụ phụ tùng khác đạt 900 triệu USD, tăng 23,7%; cà phê đạt 316 triệu USD, tăng 3,1%; rau quả đạt 230 triệu USD, tăng 14,4%. Một số mặt hàng xuất khẩu có kim ngạch giảm so với cùng kỳ năm trước: Giày dép đạt 1,2 tỷ USD, giảm 2,3%; phương tiện vận tải và phụ tùng đạt 500 triệu USD, giảm 5,7%; gạo đạt 125 triệu USD, giảm 42,6%.
Về thị trường hàng hóa xuất khẩu, Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam trong tháng 01/2017 với kim ngạch đạt 3,3 tỷ USD, tăng 9,5% so với cùng kỳ năm trước; tiếp đến là EU đạt 2,9 tỷ USD, tăng 4,8%; Trung Quốc đạt 1,9 tỷ USD, tăng 38,6%; ASEAN đạt 1,4 tỷ USD, tăng 0,5%; Nhật Bản đạt 1,4 tỷ USD, tăng 13,2%; Hàn Quốc đạt 860 triệu USD, tăng 14,4%.
Ở chiều ngược lại, kim ngạch hàng hóa nhập khẩu tháng 01/2017 ước tính đạt 14,70 tỷ USD, giảm 13,9% so với tháng trước, trong đó khu vực kinh tế trong nước đạt 6,20 tỷ USD, giảm 18,4%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 8,50 tỷ USD, giảm 10,3%. Kim ngạch nhập khẩu một số mặt hàng giảm mạnh so với tháng trước: Máy móc thiết bị, dụng cụ phụ tùng đạt 2,6 tỷ USD, giảm 15,3%; điện tử, máy tính và linh kiện đạt 2,3 tỷ USD, giảm 10,3%; vải đạt 800 triệu USD, giảm 15,3%; xăng dầu đạt 510 triệu USD, giảm 23,6% (lượng giảm 32,7%).
So với cùng kỳ năm trước, kim ngạch hàng hóa nhập khẩu tháng 01/2017 ước tính tăng 15,8%, trong đó khu vực kinh tế trong nước tăng 15,6%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng 16%. Một số mặt hàng có kim ngạch nhập khẩu tăng: Máy móc thiết bị, dụng cụ phụ tùng tăng 21,4%; điện tử, máy tính và linh kiện tăng 13,8%; xăng dầu tăng 114,1% (lượng tăng 20,1%); điện thoại và linh kiện tăng 14%.
Về thị trường nhập khẩu trong tháng, Trung Quốc là thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch ước tính đạt 4,3 tỷ USD, tăng 9,3% so với cùng kỳ năm 2016; Hàn Quốc đạt 2,5 tỷ USD, tăng 19,3%; ASEAN đạt 2,1 tỷ USD, tăng 15%; Nhật Bản đạt 1,3 tỷ USD, tăng 25,2%; EU đạt 890 triệu USD, tăng 18,3%; Hoa Kỳ đạt 750 triệu USD, tăng 26,6%.
Cán cân thương mại hàng hóa tháng 01/2017 ước tính nhập siêu 100 triệu USD, trong đó khu vực kinh tế trong nước nhập siêu 1,9 tỷ USD; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) xuất siêu 1,8 tỷ USD.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Vĩnh Phúc nỗ lực 'xanh' hoá để phát triển bền vững
Bất động sản miền Trung khởi sắc: Đà Nẵng, Quảng Bình dẫn đầu xu hướng tăng trưởng
Thủ tướng: Can thiệp vào hoạt động doanh nghiệp nhà nước sẽ làm méo mó thị trường, cản trở phát triển
Mắc một loạt sai phạm, Chứng khoán SmartInvest AAS bị phạt gần 1,4 tỷ đồng