Môi trường

Việt Nam sắp có thêm khu đất ngập nước quốc tế

Một khu đất ngập nước ở phía nam nước ta sắp được công nhận là vùng đất ngập nước có tầm quan trọng quốc tế về sinh học và bảo tồn hay gọi tắt là Khu Ramsar Thế giới, theo Bộ Tài nguyên & Môi trường.

Khu đất ngập nước đó chính là Vườn Quốc gia Tràm Chim, huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp, nơi gần đây loài chim quý hiếm trên thế giới sếu đầu đỏ bắt đầu bay về, TS Trần Ngọc Cường, Trưởng phòng Sinh thái, Cục Bảo tồn Đa dạng Sinh học, Bộ Tài nguyên và Môi trường, xác nhận.



Đáng chú ý, Ban Thư ký Công ước Ramsar ( về các vùng đất ngập nước có tầm quan trọng quốc tế, đặc biệt như là nơi cư trú của các loài chim nước) đã ưu ái cho vườn quốc gia Tràm Chim trở thành Khu Ramsar thứ 2000 của thế giới, một số chắn dễ nhớ mà nhiều quốc gia mong muốn.

 

 

Đáp ứng tám trong số chín tiêu chuẩn của Công ước Ramsar, vườn quốc gia Tràm Chim có tổng diện tích 7.588 ha, là nơi duy trì đa dạng sinh học cho cả vùng Đồng Tháp Mười, và là một trong tám khu vực bảo tồn các loài chim quan trọng nhất của Việt Nam hiện nay. Đây là nơi cư trú của trên 100 loài động vật có xương sống, 40 loài cá và 147 loài chim nước, trong đó có 13 loài chim quý hiếm của thế giới.



Theo Phòng Nghiên cứu Khoa học & Môi trường vườn quốc gia Tràm Chim, tính đến ngày 22/2, đã có 35 con sếu đầu đỏ về vườn quốc gia Tràm Chim. Sếu đầu đỏ (Grus antigone) hay sếu cổ trụi là một trong những loài chim quý hiếm của thế giới trong vườn quốc gia Tràm Chim.



Như vậy, cộng với Tràm Chim, Việt Nam sẽ có bốn khu đất ngập nước được công nhận là Khu Ramsar, trong đó có vườn quốc gia Xuân Thủy (tỉnh Nam Định), Bàu Sấu ( Đồng Nai), và vườn quốc gia Ba Bể (Bắc Kạn).

 

Theo TPO

 

 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo