Môi trường

Việt Nam sở hữu nhiều năng lượng gió nhất Đông Nam Á

Thông tin trên được công bố tại một hội thảo về năng lượng gió do Đại sứ quán Đan Mạch tổ chức tại Hà Nội sáng nay (8/12).

 

 

Ông John Nielsen, Đại sứ Đan Mạch tại Việt Nam cho biết: “Đan Mạch đã trải qua hơn 30 năm tạo ra sự tăng trưởng kinh tế mà không tăng thêm mức năng lượng sử dụng, đồng thời làm giảm lượng phát thải khí CO2. Hiện nay năng lượng gió cung cấp hơn 33% lượng điện mà đất nước Đan Mạch sử dụng, và đó là mức năng lượng gió được sử dụng lớn nhất trên thế giới”.

 
Theo các chuyên gia, nhu cầu năng lượng tại Việt Nam đang tăng lên rất nhanh do sự phát triển công nghiệp, gia tăng giao thông cơ giới, và gia tăng sử dụng nhiên liệu mới trong các hộ gia đình, đặc biệt là điện. Những nhân tố này được dự kiến sẽ tiếp tục chiếm đại đa phần trong sự gia tăng nhu cầu năng lượng trong thập kỷ tới.
 
Việt Nam đang tăng trưởng kinh tế ổn định nhưng vẫn phải chịu tình trạng bị cắt điện thường xuyên do nguồn cung cấp năng lượng mới chưa đáp ứng được nhu cầu năng lượng tăng cao.
 
Hầu hết các quốc gia hàng đầu đều đang đầu tư vào các nguồn năng lượng tái tạo, và nhận thức được rằng đó là giải pháp cho tương lai. Việt Nam gần đây đã thực hiện một số bước để hướng tới thế hệ năng lượng tái tạo, đặc biệt là trong lĩnh vực thuỷ điện, và hiện đang nhắm vào các nguồn năng lượng với chi phí thấp khác để giải quyết những thách thức về năng lượng mang tính quốc gia.
 
Năng lượng gió là một nguồn tài nguyên tái tạo sạch và ít tốn chi phí sẵn có trong nước. Nó cũng là nguồn năng lượng phát triển nhanh nhất thế giới và là một giải pháp dài hạn mang tính khả thi cho Việt Nam, đặc biệt hơn nữa khi Việt Nam được cho là sở hữu tiềm năng năng lượng gió lớn nhất khu vực Đông Nam Á.
 
Một trong những trại sản xuất điện gió thương mại đầu tiên ở Việt Nam đang đăt trên đảo Phú Quý gồm ba tua-bin V80-2.0 MW với tổng công suất 6 MW, sản xuất khoảng 27,3 triệu kWh điện/năm.
 

 Năng lượng gió mang lại rất nhiều lợi ích cho Việt Nam


• Năng lượng gió không cần phải được nhập khẩu (so với than đá mắc tiền hoặc khí ga nhập khẩu, và có một sự thật là Việt Nam đang dần chuyển đổi từ làm nhà xuất khẩu năng lượng sang nhà nhập khẩu năng lượng). 


• Năng lượng gió phát triển rất nhanh chóng, sẵn sàng để cung cấp cho nhu cầu tăng trưởng điện rất lớn tại Việt Nam trong thời gian ngắn hạn. Điều này cũng có thể cung cấp giải pháp cho Việt Nam nhằm giải quyết nhu cầu năng lượng gia tăng rất cao hằng năm, ước tính vượt hơn 15% trong những năm tiếp theo.  


• Năng lượng gió là một nguồn năng lượng xanh giúp củng cố quốc gia, đồng thời đấu tranh chống biến đổi khí hậu. Nó cũng giúp làm giảm sự phụ thuộc vào thủy điện, điều vốn rất nhạy cảm những lúc thời tiết thay đổi khi mùa hè hạn hán đến với Việt Nam


• Sự phát triển năng lượng gió có thể mang đến nhiều hơn các cơ hội nghề nghiệp cho cộng đồng địa phương và lũy tiến hoạt động kinh tế tại những vùng nghèo khó, xa xôi hẻo lánh.

 

Theo Bizlive
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo