Việt Nam và EU đàm phán về xuất khẩu gỗ
Quá trình đàm phán bắt đầu từ 2010 và dự định sẽ kết thúc đàm phán và ký kết vào tháng 10 này.
Khi tham gia Hiệp định, các quốc gia đối tác thống nhất chỉ xuất khẩu vào EU gỗ và các sản phẩm gỗ được xác minh hợp pháp.
Trong khi đó, ngành công nghiệp chế biến và xuất khẩu gỗ của Việt nam phát triển ồ ạt, hầu hết là các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Đây là những thách thức lớn cho ngành công nghiệp chế biến gỗ trong việc thực hiện các tiêu chí FLEGT.
Mặt khác, các doanh nghiệp vừa và nhỏ nói chung thiếu năng lực để đạt tới các tiêu chuẩn của FLEGT, như việc cung cấp đầy đủ giấy tờ chứng minh tính pháp lý và nguồn gốc để truy cứu chuỗi cung ứng gỗ nguyên liệu. Thêm vào đó, khoảng 80% gỗ nguyên liệu được sử dụng trong chế biến ở Việt Nam được nhập khẩu từ nước thứ ba, điều này làm cho việc đảm bảo nguồn gốc và tính hợp pháp của gỗ càng thêm phức tạp.
Các sản phẩm gỗ xuất khẩu từ Việt Nam phần lớn bao gồm các sản phẩm lắp ráp, điều này cũng làm phức tạp thêm cho việc truy cứu nguồn gốc, giống loài gỗ của các sản phẩm này.
Hiện tại, Dự án "Tăng cường Năng lực của các Tổ chức Dân sự và Doanh nghiệp vừa và nhỏ nhằm Đáp ứng các Yêu cầu của FLEGT" do NEPCon xây dựng. Dự án được EU tài trợ đang được triển khai để hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ và vừa của Việt Nam xây dựng và áp dụng công cụ quản lý chuỗi cung cấp nguyên liệu để chứng minh tính hợp pháp của nguyên liệu gỗ.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Doanh nghiệp gặp khó, VCCI đề nghị giảm thuế VAT hàng hoá dịch vụ xuống 8%
Giá cà phê thiết lập mức đỉnh mới
Kim ngạch xuất khẩu của Trung Quốc dự báo đạt kỷ lục
Ngành bia và đồ uống đóng góp gần 60 ngàn tỷ đồng vào ngân sách mỗi năm
Giá heo hơi ngày 26/11/2024: Thị trường miền Nam giảm nhẹ
Giá nông sản ngày 26/11/2024: Cà phê, hồ tiêu đồng loạt tăng mạnh