Việt Nam vẫn là điểm sáng tăng trưởng GDP trong ASEAN
Theo báo cáo “Tiêu điểm kinh tế: Khu vực Đông Nam Á quý III” do ICAEW phối hợp với Oxford Economics công bố mới đây, Việt Nam dự kiến sẽ có sự vượt trội về tăng trưởng GDP ở khu vực ASEAN.
Mặc dù trong 6 tháng đầu năm, tăng trưởng kinh tế của Việt Nam bị cản trở đôi chút do những hạn chế về nguồn thu từ dầu mỏ và tình trạng hạn hán ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp, song, sản xuất công nghiệp vẫn tăng trưởng mạnh.
Lượng đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tiếp tục đổ vào Việt Nam và việc ký kết, thực thi các hiệp định thương mại tự do mới là những tác động quan trọng để tăng trưởng GDP của Việt Nam đạt 6,5% trong năm 2016 và tăng lên 7% vào năm 2017.
Hơn nữa trong những năm gần đây, ASEAN đang ngày càng nâng cao khả năng cạnh tranh trên toàn cầu. Tiêu biểu như các doanh nghiệp có chi phí thấp tại Việt Nam đã cạnh tranh hiệu quả với các doanh nghiệp Trung Quốc trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp cấp thấp.
Báo cáo Chỉ số Cạnh tranh Sản xuất công nghiệp Toàn cầu 2016 của Deloitte cho biết, Thái Lan, Việt Nam, Indonesia và Malaysia hiện đang nằm trong số 20 nước có nền sản xuất công nghiệp cạnh tranh nhất trên thế giới, và sẽ còn tiến xa hơn trong thời gian tới. Những thành công này là tiền đề thúc đẩy giao thương cũng như tạo việc làm, tăng thu hút đầu tư và chi tiêu tiêu dùng.
Trong khi đó, hãng xếp hạng tín nhiệm Moody’s vừa công bố báo cáo đánh giá về triển vọng tăng trưởng của các nền kinh tế Đông Nam Á (ASEAN) trong hai năm 2016 và 2017 trong đó đánh giá tốc độ tăng trưởng của Việt Nam sẽ vượt trội so với các nền kinh tế khác trong khu vực Đông Nam Á trong 2 năm tới khi hoạt động sản xuất và thu hút đầu tư vẫn tốt.
Theo đó, Moody’s nhận định trong bối cảnh lực cầu trên toàn cầu yếu đi, triển vọng của các nền kinh tế là rất khác nhau. “Nền kinh tế của những nước hướng về xuất khẩu như Singapore, Malaysia và Thái Lan sẽ tiếp tục có triển vọng tăng trưởng kém hơn so với những nền kinh tế hướng về tiêu dùng nội địa nhiều hơn như Indonesia và Philippines”, Rahul Ghosh - Phó Chủ tịch và là chuyên gia nghiên cứu cao cấp của Moody's – nhận định.
Moody’s đánh giá trong 2 năm tới Việt Nam (với mức xếp hạng B1 và triển vọng ổn định) vẫn sẽ là nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng nổi trội ở khu vực. Kinh tế Việt Nam được hỗ trợ bởi hoạt động sản xuất khỏe mạnh và dòng vốn đầu tư nước ngoài dồi dào.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
VCCI kiến nghị lập cơ quan độc lập đốc thúc giải quyết vướng mắc, bất cập
Doanh nghiệp cần có chiến lược cạnh tranh để tham gia chuỗi liên kết FDI
Giá vàng ngày 26/12/2024: Tiếp tục ghi nhận mức tăng nhẹ
Đà Nẵng: Phạt nhiều tổ chức, cá nhân kinh doanh thương mại điện tử vi phạm
Giá heo hơi ngày 26/12/2024: Biến động trái chiều trên cả nước, mức cao nhất 69.000 đồng/kg
Giá ngoại tệ ngày 26/12: Tỷ giá đồng USD và NDT biến động cùng chiều