Việt Nam xuất siêu 45 tỷ USD vào các nước G7, Mỹ vẫn là "rốn thu tiền"
Cụ thể, theo Tổng cục Hải quan công bố, 7 nền kinh tế hàng đầu thế giới đã xuất khẩu vào Việt Nam tổng lượng hàng hoá với giá trị hơn 34,03 tỷ USD, chủ yếu là máy móc, công nghệ, thực phẩm, thuốc và nông sản.
Chiều ngược lại, hàng hoá của Việt Nam vào nhóm nước G7 đạt hơn 78,98 tỷ USD. Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu cả năm 2017 của Việt Nam đối với các nước G7 là hơn 113 tỷ USD. Hàng hoá Việt Nam xuất khẩu đi chủ yếu là thuỷ sản, dệt may, da giày, mới đây có mặt hàng điện tử và điện thoại.
Hiện, các nền kinh tế thuộc G7 bao gồm Mỹ, Nhật, Đức, Pháp, Anh, Ý và Canada đang nắm vai trò dẫn dắt nền kinh tế thế giới. Nền kinh tế các nước G7 là trụ cột trong G8 (có thêm Nga) và G20 (có thêm các nước công nghiệp phát triển mới như: Australia, Hàn Quốc, Trung Quốc, Ấn Độ, Brazil, Ả rập xê út...
Theo con số thống kê, hiện G7 thuộc trong nhóm nước có kim ngạch xuất siêu lớn nhất của Việt Nam. Mối quan hệ thương mại của Việt Nam với các G7 được hỗ trợ bởi các hiệp định song và đa phương như cơ chế thuế quan tự do của WTO, FTA Việt Nam với Nhật Bản, BTA giữa Việt Nam với Hoa Kỳ và hứa hẹn sắp tới là FTA giữa Việt Nam với - Liên minh châu Âu (EU) sẽ giúp kim ngạch cả xuất và nhập khẩu của Việt Nam đến các thị trường trên gia tăng mạnh mẽ.
Hiện, trong 7 đối tác G7, quan hệ thương mại Việt Nam với Ý và Canada đạt thấp nhất, tổng kim ngạch thương mại hai chiều giữa Việt Nam với Canada năm 2017 chỉ đạt 3,52 tỷ USD; thương mại với Ý cũng chỉ chiếm 4,4 tỷ USD, với Pháp là 4,61 tỷ USD.
Điều đáng mừng là các nước dù cho có kim ngạch xuất nhập khẩu thấp nhưng Việt Nam vẫn xuất siêu từ 2 đến 3 tỷ USD. Đáng chú ý, trong nền kinh tế G7, mối quan hệ thương mại Việt - Nhật khá cân bằng, Việt Nam xuất khẩu 16,86 tỷ USD cũng nhập về 16,98 tỷ USD từ thị trường này. Nhật là thị trường duy nhất trong nhóm G7 mà Việt Nam phải nhập siêu 120 triệu USD (2.700 tỷ đồng).
Theo dữ liệu của Tổng cục Hải quan và Bộ Công Thương, hiện các hàng hoá Việt Nam nhập từ Nhật chủ yếu là máy móc, công nghệ, phụ tùng xe hơi, vật liệu... Trong khi đó, xuất khẩu trở lại chủ yếu là các loại thuỷ sản, thịt và rau xanh chủ yếu do các doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài xuất khẩu.
Với thị trường Mỹ, hiện tổng kim ngạch thương mại của Việt Nam với thị trường này đạt gần 51 tỷ USD, trong đó xuất khẩu đạt hơn 41,59 tỷ USD, xuất siêu đạt giá trị cao nhất là hơn 32 tỷ USD, gần bằng giá trị kim ngạch của 6 thị trường khác cộng lại.
Tuy nhiên, điều dễ nhận ra là quan hệ thương mại, Việt Nam chủ yếu khai thác được giá trị từ thị trường Mỹ, trong khi các thị trường khác thuộc khối EU hoặc các nước lớn như: Đức, Pháp, Anh hay Canada, Ý mối quan hệ thương mại vẫn ở dưới tiềm năng, lợi thế. Nhiều loại sản phẩm của Việt Nam như hàng dệt may, giày da, thuỷ sản, nông sản xuất khẩu chinh phục hoặc đạt giá trị cao ở các thị trường trên. Trong khi đó, những máy móc, công nghệ các nước phát triển Việt Nam khó tiếp cận, nhập khẩu về nước.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Đà Nẵng: Phạt nhiều tổ chức, cá nhân kinh doanh thương mại điện tử vi phạm
Doanh nghiệp cần có chiến lược cạnh tranh để tham gia chuỗi liên kết FDI
Giá vàng ngày 26/12/2024: Tiếp tục ghi nhận mức tăng nhẹ
Giá heo hơi ngày 26/12/2024: Biến động trái chiều trên cả nước, mức cao nhất 69.000 đồng/kg
Giá ngoại tệ ngày 26/12: Tỷ giá đồng USD và NDT biến động cùng chiều
Giá nông sản ngày 26/12/2024: Cà phê và hồ tiêu tiếp tục giữ ở mức cao