Phân tích

Viettel được thống lĩnh di động, giá cước có giảm?

(DNVN) - Mặc dù Viettel được chiếm lĩnh thị trường di động nhưng điều này được các chuyên gia dự báo sẽ không làm thay đổi giá cước dịch vụ trong thời gian tới.

Theo Thông tư số 15 của Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT)  ban hành, từ ngày 15/6/2015 Viettel sẽ là doanh nghiệp viễn thông duy nhất có vị trí thống lĩnh thị trường (SMP) đối với dịch vụ thông tin di động mặt đất, bao trọn cả 3 mảng dịch vụ điện thoại, nhắn tin và truy nhập Internet.
Như vậy, so với Thông tư số 18/2012 Ban hành Danh mục Doanh nghiệp viễn thông, nhóm doanh nghiệp viễn thông có vị trí thống lĩnh thị trường đối với các dịch vụ viễn thông quan trọng trước đây, hai nhà mạng lớn khác là MobiFone và VinaPhone đều đã được đưa ra khỏi nhóm doanh nghiệp viễn thông SMP.

Viettel hiện là doanh nghiệp thống lĩnh thị trường viễn thông.
Viettel hiện là doanh nghiệp thống lĩnh thị trường viễn thông.

Theo Cục Viễn thông, Bộ TT &TT, đây là chế tài nhằm đưa ra sự cân bằng trên thị trường bởi theo quy định hiện hành của Luật Cạnh tranh, doanh nghiệp được coi là SMP nếu có thị phần từ 30% trở lên.
Dân trí đưa tin theo số liệu thống kê mới nhất của Bộ TT&TT, đến hết năm 2014, VinaPhone có 26 triệu thuê bao, MobiFFone có 40 triệu thuê bao và Viettel có 55,5 triệu thuê bao. 
Cùng kết thúc năm 2014, Viettel đạt doanh thu hơn 197.000 tỷ đồng và có gần 57,5 triệu thuê bao; MobiFone đạt doanh thu hơn 36.600 tỷ đồng, có hơn 40 triệu thuê bao, thì  VinaPhone chỉ có doanh thu hơn 25.600 tỷ đồng, với hơn 26 triệu thuê bao.
Khi Viettel trở thành doanh nghiệp thống lĩnh thị trường, theo nhiều chuyên gia kinh tế dự báo trong tương lai thị trường viễn thông có thể sẽ được chứng kiến một cuộc cạnh tranh khốc liệt cả về giá cước, chất lượng dịch vụ và tiện ích giữa ba nhà mạng lớn, theo báo Đất Việt
Nếu thực sự như vậy, người tiêu dùng được hưởng lợi cũng như có nhiều cơ hội lựa chọn dịch vụ, nhà mạng. Tuy nhiên, PGS. TS. Nguyễn Hồng Nga - Khoa Kinh Tế (ĐH Kinh tế TP.HCM) lo ngại luật chơi khó thay đổi, Viettel vẫn nắm cương.
Theo PGS.TS Nguyễn Hồng Nga, khi chỉ có một mình Viettel có vị trí thống lĩnh thị trường đối với dịch vụ thông tin di động mặt đất, bao trọn cả 3 mảng dịch vụ điện thoại, nhắn tin và truy nhập Internet, lúc đó chỉ có họ mới bị điều tiết của nhà nước, còn MobiFone hay Vinaphone không chịu sự kiểm soát của nhà nước.
Theo qui định quy định hiện hành của Luật Cạnh tranh, doanh nghiệp được coi là SMP nếu có thị phần từ 30% trở lên hoặc có khả năng gây hạn chế cạnh tranh một cách đáng kể. Vỉ vậy đề xuất của lãnh đạo Viettel yêu cầu được giữ nguyên 3 nhà mạng SMP bị bác bỏ do các DN còn lại đều có thị phần nhỏ hơn 30% và không có khả năng gây ra hạn chế cạnh tranh.
Việc Viettel trở thành nhà mạng độc quyền, thực ra trong trường hợp này Viettel không phải là nhà độc quyền mà là nhà cung cấp có vị trí thống lĩnh thị trường, là một thách thức lớn đối với Viettel vì các DN còn lại không bị quản lý chặt chẽ về giá cước, khuyến mãi hay ban hành giá cước thấp hơn giá thành.
Điều này buộc Viettel cần quản lý tốt hơn về chi phí, về chất lượng dịch vụ. Nếu không sẽ bị mất nhiều khách hàng, thị phần và lợi nhuận sẽ giảm
Theo quy định hiện hành, những doanh nghiệp không chiếm thị phần khống chế có thể ban hành giá cước thấp hơn giá thành nhưng không quá thấp so với giá cước trung bình của thị trường. Như vậy, các doanh nghiệp không chiếm lĩnh thị trường di dộng như Vinaphone và Mobiphoen có thể giảm giá cước để cạnh tranh. 
Tuy nhiên, dù Viettel có chiếm lĩnh thị trường di động đi chăng nữa thì cuộc cạnh tranh để giảm giá cước khó lòng diễn ra.
Theo TS Nguyễn Hồng Nga phân tích, với bộ máy nhân lực và hệ thống quản lý như hiện nay thì hai mạng này sẽ không có lý do gì để phá giá. 
Thứ nhất, nếu phá giá mà không giảm chi phí và gia tăng chất lượng dịch vụ thì sẽ dẫn tới lợi nhuận giảm và thị phần giảm luôn. Thứ hai, giả định phá giá làm tăng lợi nhuận thì Viettel cũng có chiến lược như vậy, cho dù phải xin phép cơ quan quản lý cạnh tranh, thì lợi nhuận của cả 3 anh chàng “ngự lâm pháo thủ” trong ngành viễn thông đều giảm, điều này không ai muốn.

Thứ ba, ba DN này đều là DNNN nên việc câu kết không chính thức hoàn toàn có thể xảy ra. Thứ tư, Viettel là DN dẫn đầu nên thường có vị thế thượng phong trong việc “phát tín hiệu” giá, để các DN khác lấy làm thước đo để định giá cho sản phẩm của mình.
Vì vậy, cuộc cạnh tranh giữa 3 mạng lớn nhất là Viettel, Vinaphone và Mobifone sẽ vẫn không có gì thay đổi nhiều so với hiện nay. 

Đỗ Thúy
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo