Vụ Cát Tường: Nhiều nhân chứng trong hành trình vứt xác
Tiếp theo diễn biến vụ việc bác sỹ thẩm mỹ viện Cát Tường phi tang thi thể nữ bệnh nhân xuống sông Hồng, Tiến sỹ vật lý Nguyễn Văn Khải đưa ra những giả thiết về cách Nguyễn Mạnh Tường đưa nạn nhân ra xe, phi tang, từ đó khẳng định có rất nhiều nhân chứng trong hành trình này.
Tiếp theo diễn biến vụ việc bác sỹ thẩm mỹ viện Cát Tường phi tang thi thể nữ bệnh nhân xuống sông Hồng, Tiến sỹ vật lý Nguyễn Văn Khải đưa ra những giả thiết về cách Nguyễn Mạnh Tường đưa nạn nhân ra xe, phi tang, từ đó khẳng định có rất nhiều nhân chứng trong hành trình này.
Những giả thiết cho cách thức phi tang
Trao đổi với Đất Việt chiều 18/11, tiến sỹ vật lý Nguyễn Văn Khải (Giám đốc Trung tâm Tư vấn tiết kiệm điện và dung dịch hoạt hoá điện hoá) tiếp tục khẳng định cần phải tiến hành thực nghiệm hiện trường một cách chi tiết tại ba địa điểm: 45 Giải Phóng, hành trình đi phi tang và cầu Thanh Trì.
Lý giải cho việc vì sao phải thực nghiệm một cách kỹ càng với ba giai đoạn như trên, tiến sỹ Khải chia sẻ: “Thực nghiệm hiện trường là một biện pháp nghiệp vụ cơ bản với mỗi vụ án, cho dù là trọng án hay thấp hơn. Trong quá trình thực nghiệm, hung thủ sẽ dễ bộc lộ những điều còn che giấu, hoặc những điểm mâu thuẫn trong lời khai của hắn. Từ thời phong kiến, biện pháp thực nghiệm hiện trường đã được những người thi hành pháp luật áp dụng, chứ không phải đến xã hội hiện đại”.
Cụ thể, tiến sỹ Nguyễn Văn Khải chỉ rõ: “Tại 45 Giải Phóng, Tường sẽ phải thực nghiệm lại việc quấn xác nạn nhân thế nào. Cách hắn quấn xác sẽ nói lên nhiều điều. Ví dụ như bằng túi nilon thì khi xuống nước thi thể sẽ trôi với vận tốc khác, hoặc bằng chiếu hay bao tải, cũng sẽ có những điểm khác biệt”.
“Đặc biệt là cách hắn cùng bảo vệ Đào Quang Khánh vận chuyển từ thẩm mỹ viện này đến xe ô tô. Giả thiết thứ nhất, Khánh đã từng khai trước cơ quan điều tra việc giúp Tường đưa một bệnh nhân đi cấp cứu, do đó, có thể hai tên này sẽ xốc nách nạn nhân mà để lên ghế sau.
Nên nhớ, nạn nhân đã tử vong từ cách đó vài tiếng đồng hồ, thi thể đã bị cứng, việc đưa được vào ghế sau là rất khó. Và đến khi lên cầu Thanh Trì, việc đưa từ ghế sau ra khỏi xe càng khó hơn dù là làm hai người hay một người. Chưa tính đến việc Khánh chỉ đứng cảnh giới (theo lời khai của Khánh).
Giả thiết thứ hai, nếu khênh nạn nhân để cho vào cốp xe, như vậy, Tường sẽ phải quấn xác nạn nhân thật kín, để những người xung quanh không phát hiện việc hắn cho người vào cốp xe. Đến đây nảy sinh mâu thuẫn, liệu Khánh có tham gia vào việc khênh xác này không? Và điều gì đảm bảo rằng Khánh đang khênh thi thể của nạn nhân Huyền mà không phải một cái gì khác?
Nếu Khánh khai Tường đã một mình phi tang thi thể của chị Huyền trên cầu Thanh Trì, thì chắc chắn lúc quấn xác này Khánh phải nhìn thấy, thậm chí giúp sức. Do đó, tội của Khánh có thể bị tăng nặng không?”.
Tiến sỹ Khải tiếp tục phân tích: “Tiếp theo, đến cầu Thanh Trì, nếu nạn nhân nằm trong cốp xe, chắc chắn sẽ bị gập lại, vì cốp xe không thể đủ dài cho một thi thể dài gần 1m60 nằm thoải mái. Nếu gập lại, khi rút xác ra khỏi cốp và thao tác một mình là điều rất khó.
Có các trường hợp sau: Tường rút chân ra trước, xoay cơ thể theo chiều dọc với xe, rồi ghé vai vác lên (mất khoảng 2 phút cho hành động này). To khỏe như Tường thì sau khi đưa thi thể ra khỏi cốp xe, chỉ cần chưa đầy 1 phút đã có thể vác qua dải phân cách, đến lan can và lẳng từ vai xuống (tổng cộng sẽ mất khoảng 3 phút). Với trường hợp này, nạn nhân tiếp nước theo phương nằm ngang, vận tốc trôi cực kỳ nhanh”.
Trường hợp thứ hai, Tường đưa đầu nạn nhân ra trước rồi vác tương tự như trường hợp trên. Còn việc kéo lê là không khả thi, bởi như vậy Tường vấp phải hai rào cản, một là dải phân cách làn xe ô tô và xe máy, hai là lan can cầu rất cao. Thời gian để kéo lê sẽ lâu hơn, người qua đường sẽ chú ý hơn.
Ngoài ra, một thi thể chết cứng, bị quấn kín, không có điểm để níu, kéo trong các tư thế như xốc nách, lôi chân thì khó có thể kéo lê được, và nếu kéo, chắc chắn sẽ để lại dấu vết trên đường. Và sẽ rất mất thời gian, ít nhất cũng mất 4, 5 phút.”
Theo quan điểm của tôi, nhanh nhất là cả hai tên Tường và Khánh khênh nạn nhân và lẳng đi” – Tiến sỹ Khải nhận định.
Có rất nhiều nhân chứng
Tiến sỹ Nguyễn Văn Khải khẳng định: “Tôi đã bỏ công quan sát tại địa điểm 45 Giải Phóng, đến 12 giờ đêm vẫn còn có người, vì gần đó là trường đại học, quán nước trà đá mở rất muộn, cạnh đó còn có mấy cửa hàng in mở hàng đến 22h mới đóng cửa. Việc Tường mang thi thể nạn nhân ra khỏi thẩm mỹ viện, dù là bọc kín hay xốc nách như đưa bệnh nhân đi cấp cứu thì chắc chắn cũng sẽ có người nhìn thấy”.
“Thêm nữa, khi lên cầu Thanh Trì, vận tốc của xe lưu thông trên đó trung bình 60 đến 100km/h, như vậy, trung bình cứ 1 phút xe sẽ đi được 1 km, kết hợp với các giả thiết trên, thì trong thời gian vứt xác mất từ 3 đến 5 phút, chắc chắn sẽ có ít nhất 3 đến 5 xe ô tô nhìn thấy, chưa kể xe máy lưu thông”.
Bản thân tôi đã dừng ở cầu này và đếm xe đi qua, nhận thấy có 8 – 18 chiếc xe ô tô đi qua cầu trong vòng 3 đến 5 phút. Như thế, việc Tường phi tang thi thể thế nào, thì đã có ít nhất 2 điểm có nhân chứng là 45 Giải Phóng và cầu Thanh Trì”.
Tiến sỹ Khải khẳng định một lần nữa: “Cần phải thực nghiệm chi tiết mới mong có thể tìm thấy thi thể nạn nhân. Nếu không tìm thấy thì theo tội trạng hiện tại, Tường chỉ có thể bị 7 năm tù, có lẽ là quá nhẹ so với tội ác mà hắn gây ra”.
Trước đó, đêm ngày 16/11, nhóm phóng viên đã tiến hành thử thực nghiệm hiện trường các khả năng bác sỹ Nguyễn Mạnh Tường phi tang. Khi kéo lê một đồng nghiệp đóng thế ra lan can cầu, nhóm đã gặp phải không ít sự tra hỏi của người dân qua đường. Thậm chí có người còn dừng lại chụp ảnh để làm chứng cứ.
Đất Việt
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Cột tin quảng cáo