Pháp luật

Vụ chìm tàu Bạch Đằng 06: Khẳng định có dấu hiệu vi phạm bộ luật hình sự

Liên quan đến việc chìm tàu Bạch Đằng 06 ngày 19/1/2017 tại Vịnh Bắc bộ, làm chết 1 người, lộ ra nhiều sai phạm trong công tác quản lý của Cảng vụ Hàng hải Thanh Hóa.

Ngày 14/4/2017, Cảng vụ Hàng hải (CVHH) Hải Phòng đã có kết luận 670/CVHHHP-AT&TTHH sau khi điều tra về vụ chìm tàu Bạch Đằng 06 vào ngày 19/01/2017 tại Vịnh Bắc bộ, làm chết 1 người, mất tàu và toàn bộ tài sản trên tàu cùng hơn 3000 tấn quặng sắt. 

Vụ chìm tàu này có dấu hiệu vi phạm Bộ luật hình sự. Liên quan đến việc chìm tàu Bạch Đằng 06, lộ ra nhiều sai phạm trong công tác quản lý của Cảng vụ Hàng hải Thanh Hóa.

Báo cáo của CVHH Hải Phòng gửi Cục Hàng hải Việt Nam khẳng định vụ chìm tàu Bạch Đằng 06 có dấu hiệu vi phạm Bộ luật hình sự.

Tại nội dung báo cáo điều tra tại nạn chìm tàu Bạch Đằng 06 của CVHH Hải Phòng gửi Cục Hàng hải Việt Nam, Báo cáo khẳng định đã phát hiện vụ việc có dấu hiệu vi phạm Bộ luật hình sự. 

Cụ thể: Người điều khiển phương tiện vi phạm về quy định an toàn giao thông đường thủy (đã điều khiển phương tiện quá vùng được phép hoạt động); Chủ phương tiện sử dụng phương tiện có giấy chứng nhận đăng ký, đăng kiểm giả mạo; 

Chủ phương tiện giao cho người không đủ chứng chỉ chuyên môn theo quy định của pháp luật, điều khiển phương tiện giao thông thủy gây thiệt hại cho tính mạng, tài sản của người khác.

Căn cứ hồ sơ, tài liệu do CVHH Thanh Hóa cung cấp, Tổ điều tra tai nạn đã xác minh giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện thủy nội địa của phương tiện Bạch Đằng 06 hết hạn từ năm 2010 và chưa được cấp mới. 

Giấy chứng nhận đăng ký phương tiện đăng ký thủy nội địa của phương tiện Bạch Đằng 06 là giả mạo. Danh sách thuyền viên trên phương tiện Bạch Đằng 06 gồm 9 người, tất cả thuyền viên nói trên không có mặt trên phương tiện. 

 

Khi rời Cảng Nghi Sơn có 5 người trên phương tiện (trong đó có 1 người sinh năm 2001), tất cả 5 người này đều không có giấy chứng nhận khả năng chuyên môn, chứng chỉ chuyên môn theo quy định.

Đáng lưu ý hơn là bản khai chung (cảng đến Nam Định) nhưng không có cảng nào tại Nam Định có kế hoạch tiếp nhận phương tiện Bạch Đằng 06. Phương tiện Bạch Đằng 06 được hoán cải từ năm 2014, chủ phương tiện không thực hiện việc đăng ký, đăng kiểm phương tiện theo quy định.

Báo cáo cũng cho rằng cán bộ thủ tục không thực hiện việc tra cứu thông tin phương tiện trên phần mềm của Cục Đăng kiểm Việt Nam nên không phát hiện được giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật của phương tiện Bạch Đằng 06 đã hết hạn, giấy chứng nhận đăng ký thủy nội địa là giả mạo.

Đại diện CVHH Thanh Hóa tại Nghi Sơn không thực hiện việc kiểm tra trang thiết bị an toàn, định biên an toàn tối thiểu, chứng chỉ chuyên môn của thuyền viên, tải trọng của phương tiện.

Cán bộ thủ tục không phát hiện được phương tiện Bạch Đằng 06 không đủ định biên an toàn tối thiểu, thuyền viên trên phương tiện không có bằng cấp, chứng chỉ chuyên môn theo quy định.
Cũng trong thông báo này, CVHH Hải phòng cho biết đã gửi thông báo đến phòng An ninh điều tra Công an TP Hải Phòng về vụ tai nạn phương tiện Bạch Đằng 06 có dấu hiệu vi phạm Bộ luật hình sự và đề nghị cơ quan này vào cuộc điều tra.

 

Liên quan đến việc này, Cục Hàng hải Việt nam cần làm rõ có hay không tàu Bạch Đằng 06 buôn lậu quặng sắt và sử dụng lao động dưới 16 tuổi (có 01 người SN 2001)?. 

Việc Giám đốc Đặng Văn Ba bổ nhiệm 02 Phó trưởng đại diện tại Nghi Sơn ngày 7/11/ 2016 cả hai chưa phải là đảng viên?. Cần làm rõ tại sao tàu Bạch Đằng 06 rời cảng Nghi Sơn trưởng đại diện không ký mà người ký là Phó đại diện?. 

Ngoài ra, công tác cán bộ tại CVHH Thanh Hóa có nhiều khuất tất trong công tác tổ chức nhân sự như: Việc ông Đặng Văn Ba, giám đốc “bác” người có trình độ chuyên môn đại học hàng hải, có kinh nghiệm công tác chỉ để nhận người có trình độ cao đẳng nghề về làm việc gây ra “bão” dư luận. 

Cụ thể, trường hợp ông Nguyễn Văn Thanh (SN 1969), người có trình độ chuyên môn Đại học Hàng hải, có kinh nghiệm công tác được sự đồng ý của lãnh đạo Cục Hàng hải Việt Nam và lãnh đạo Bộ giao thông Vận tải bị ông Ba cho ra “rìa” để nhận ông Cao Xuân Vinh trình độ cao đẳng nghề. 

Và làm rõ việc ông Ba có được hưởng những “đặc quyền” về ăn ở và làm việc ngay tại cơ quan với 3 phòng gần 100m2, tiền điện, nước do cơ quan chi trả...

 

Trước đó tại văn bản số 792/CHHVN-TTHH ngày 3/3/2017 của Cục Hàng hải Việt Nam yêu cầu CVHH Thanh Hóa tổ chức kiểm điểm nghiêm túc và xác định rõ trách nhiệm của tập thể, cá nhân liên quan đến việc cho phép tàu Bạch Đằng 06 rời cảng khi chưa đảm bảo các điều kiện theo quy định. 

Nếu những vi phạm mà phải xem xét, xử lý kỷ luật thì tiến hành kỷ luật theo quy định. Báo cáo kết quả về Cục Hàng hải Việt Nam trước ngày 9/3/2017.

Trước đó, Bộ Giao thông vận tải có văn bản 2022/BGTVT-ATGT ngày 1/3/2017 yêu cầu Cục Hàng hải Việt Nam tổ chức kiểm điểm nghiêm túc và làm rõ trách nhiệm của tập thể, cá nhân liên quan đến việc cho phép tàu Bạch Đằng 06 rời cảng khi chưa đảm bảo các điều kiện theo quy định. 

Đồng thời, Cục Hàng hải Việt Nam có văn bản chỉ đạo các Cảng vụ Hàng hải nghiêm chỉnh thực hiện các quy định của pháp luật về việc cho phép tàu mang cấp hiệu VR-SB vào và xuất bến. Báo cáo kết quả kiểm điểm về Bộ trước ngày 15/3/2017.

Thế nhưng, cho đến thời điểm hiện tại đã quá thời gian gửi kết quả xử lý kỷ luật tập thể, cá nhân liên quan đến cơ quan chức năng nhưng CVHH Thanh Hóa vẫn cố tình kéo dài thời gian. Vì vậy, đề nghị Cục Hàng hải Việt Nam và Bộ Giao thông Vận tải xem xét và xử lý nghiêm minh.

 

Nên đọc
PV
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo