Pháp luật

Vụ công an dùng nhục hình ở Sóc Trăng: Xuất hiện tình tiết bất ngờ

(DNVN) - Liên quan đến lá đơn tố giác về hành vi đánh đập của các điều tra viên thì Thạch Sô Phách tỏ ra ngạc nhiên, trả lời không biết và khẳng định chữ ký trong đơn cũng không phải của mình.

Tin tức trên báo Người lao đông cho biết, sáng ngày 2/10, TAND tỉnh Sóc Trăng xét xử vụ án “Dùng nhục hình” và “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng” khiến 7 thanh niên bị oan sai trong vụ tài xế xe ôm Lý Văn Dũng (ngụ huyện Trần Đề, tỉnh Sóc Trăng) bị sát hại vào ngày 6/7/2013.

Trong phần thẩm vấn, liên quan đến lá đơn tố giác về hành vi đánh đập của các điều tra viên (Công an tỉnh Sóc Trăng) thì Thạch Sô Phách tỏ ra ngạc nhiên, trả lời không biết và khẳng định chữ ký trong đơn cũng không phải của mình.

Anh Thạch Sô Phách tỏ ra ngạc nhiên, trả lời không biết và khẳng định chữ ký trong đơn cũng không phải của mình. Ảnh Báo NLĐ

Ngay sau đó, ông Thạch Suôl (cha của Thạch Sô Phách) đứng lên thừa nhận lá đơn trên nhờ một vị luật sư đánh giúp nên Phách không biết.
Điều đáng nói, từ đơn tố giác này Cơ quan CSĐT của Bộ Công an vào cuộc điều tra và truy tố 3 người gồm: Cựu đại tá Nguyễn Hoàng Quân (SN 1977, nguyên Điều tra viên, Đội trưởng Đội hướng dẫn, điều tra án xâm phạm nhân thân, Phòng PC45, Công an tỉnh Sóc Trăng) và đại úy Triệu Tuấn Hưng (SN 1981, nguyên Điều tra viên, Đội phó Đội hướng dẫn, điều tra án xâm phạm nhân thân, Phòng PC45, Công an tỉnh Sóc Trăng) về tội “dùng nhục hình”; Kiểm sát viên Phạm Văn Núi (SN 1958, nguyên Kiểm sát viên, Viện KSND tỉnh Sóc Trăng) bị truy tố tội “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng”.


Nên đọc

Hơn nữa, các luật sư bào chữa chứng minh tại tòa rằng trong quá trình làm việc với cơ quan điều tra, anh Phách cho biết mình chỉ hiểu và nói được tiếng Việt chứ không biết chữ. Trong khi đó, trong lá đơn tố giác đích danh bị cáo Triệu Tuấn Hưng dùng nhục hình được đánh máy thì chữ ký của anh Phách rất… đẹp. 

Nghi ngờ lá đơn này, tại phiên tòa, luật sư bào chữa cho bị cáo Hưng hỏi ai làm lá đơn này thì anh Phách tỏ ra ngơ ngác và bảo rằng không biết. Anh Phách cũng khẳng định chữ ký trong đơn không phải của mình.

Ông Thạch Suôl (cha của anh Phách) đứng lên thừa nhận chính ông đi nhờ một vị luật sư tên T. đánh giúp nên Phách không biết. Còn về chữ ký trong đơn, vị chủ tọa không hỏi nên ông Suôl không đề cập đến khiến nhiều người dự khán thắc mắc.

Trả lời thẩm vấn tại tòa, bị hại Thạch Sô Phách khai rành rọt việc mình bị điều tra Hưng đánh đập bằng cách còng hai tay treo lên cửa sổ, chân chạm nền nhà rồi dùng dùi cui đánh đập, lấy chân đá vào bụng và lên gối.

 

Ngoài ra, điều tra Hưng còn lấy nước đá áp vào bộ phận sinh dục ép nhận tội. Bị hại Khâu Sóc cũng khai rõ, lúc bị tạm giam tại Công an tỉnh Sóc Trăng bị điều tra Quân túm tóc đập đầu vào tường, dùng gậy cao su đánh vào chân, tay, lưng ép nhận tội giết người.

Khi HĐXX đặt vấn đề bồi thường, Thạch Số Phách yêu cầu bồi thường 50 triệu đồng và Khâu Sóc yêu cầu bồi 60 triệu đồng.

Báo Người đưa tin thông tin về hồ sơ vụ án cho biết, rạng sáng ngày 6/7/2013, người dân đi làm đồng tại ấp Lâm Dồ, xã Đại Ân 2, huyện Trần Đề, tỉnh Sóc Trăng phát hiện thi thể tài xế xe ôm Lý Văn Dũng (SN 1970, ngụ ấp Đầu Giồng, thị trấn Trần Đề, huyện Trần Đề) nằm chết tại con đường làng, trên người có nhiều vết đâm. Lập tức, lực lượng công an nhanh chóng có mặt hiện trường, tiến hành điều tra làm rõ.

Sau đó, 7 người bị tình nghi gồm: Trần Hol (SN 1986), Trần Cua (SN 1991), Trần Văn Đỡ, Thạch Sô Phách (SN 1989), Thạch Mươl, Khâu Sóc (đều trú tại xã Đại Ân 2, huyện Trần Đề, tỉnh Sóc Trăng) và Nguyễn Thị Bé Diễm (SN 1987, quê tỉnh Hậu Giang) lần lượt bị bắt giữ để điều tra.
Khi vụ án chuẩn bị kết thúc, thì bất ngờ vào ngày 18 và ngày 21/11/2013, hai hung thủ trực tiếp sát hại nạn nhân Lý Văn Dũng đã đến công an xã Vĩnh Lộc A, huyện Bình Chánh TP.HCM đầu thú, và khai phù hợp với tình tiết vụ án mạng.

Tại đây, danh tính hai đối tượng này được xác định là Lê Mỹ Duyên (SN 28/04/2000, trú tại 55/5/7A Cô Giang, phường Vĩnh Bảo, thành phố Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang) và người tình đồng tính Nguyễn Thị Kim Xuyến (SN 11/01/1998, ngụ ấp Đầu Giồng, thị trấn Trần Đề, huyện Trần Đề).

 

Ngày 29/11/2013, khởi tố bị can Phạm Thị Kim Xuyến về tội “Giết người” và tiến hành thủ tục đưa Lê Mỹ Duyên vào Trường Giáo dưỡng, do chưa đủ 14. Ngày 25/2/2014, VKSND tỉnh Sóc Trăng ra “Quyết định hủy bỏ biện pháp tạm giam” cho 7 nghi can trong vụ “Giết người” do Huỳnh Thế Đức – Phó Viện trưởng VKSND tỉnh Sóc Trăng ký.

Ngày 21/5/2014 Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Sóc Trăng ra quyết định đình chỉ điều tra bị can. Ngày 23 đến ngày 26/5, tống đạt quyết định cho các bị can. Mãi đến khi sự việc sáng tỏ, 7 người oan sai được bồi thường gần nửa tỷ đồng vào giữa tháng 1/2015.

Được thả tự do, 7 người bị oan sai đã tố cáo bị cán bộ điều tra dùng nhục hình và ép cung, buộc nhận tội. Từ việc tố cáo này, VKSND Tối cao vào cuộc làm rõ việc hai cán bộ điều tra Triệu Tuấn Hưng và Nguyễn Hoàng Quân “dùng nhục hình” bằng nhiều hình thức khác nhau để ép Trần Văn Đỡ và Thạch Số Phách nhận tội giết người. Còn Phạm Văn Núi, tham gia kiểm sát từ giai đoạn đầu của vụ án nhưng không phát hiện thiếu sót dẫn hậu quả nghiêm trọng.

Trong vụ án oan sai này, có 25 cán bộ, chiến sĩ công an (có cả lãnh đạo chủ chốt) bị thi hành kỷ luật, giáng chức.

Ngân Hà (TH)
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo