Vụ đánh bom ở Thái Lan: Thất bại của tình báo Thái Lan
Ngoại trưởng Anh Philip Hammon cho biết, một công dân nước này thiệt mạng trong vụ đánh bom. Một công dân Anh đang sống tại Hong Kong (Trung Quốc) đã tử vong. Nhân viên Đại sứ quán Anh ở Bangkok đang hỗ trợ gia đình của nạn nhân.
Trước đó, chính phủ Bangkok cho biết 8 nạn nhân vẫn chưa thể xác định quốc tịch.
Bộ Ngoại giao Malaysia vừa xác nhận thông tin về hai công dân nước này thiệt mạng trong vụ đánh bom chấn động Bangkok: Lee Tze Siang và con gái Lee Jing Xuan. Như vậy, 4 người Malaysia đã tử vong trong thảm kịch ngày 17/8, theo Channel News Asia.
Bà Jaral Jintana, 60 tuổi, du khách từ Hong Kong, Trung Quốc là một trong số hàng trăm người bị thương trong vụ đánh bom ở Bangkok. Bà vừa hồi phục sau quá trình điều trị và kể về khoảnh khắc nghi phạm lướt xe máy qua mình và quả bom phát nổ.
'Khi tôi và chồng vừa rời đền Erawan, trong khi các xe cộ khác đang dừng lại chờ đèn đỏ tại giao lộ, một chiếc xe máy vượt lên trước, ngay phía bên phải của tôi rồi đi mất', bà kể với South China Morning Post.
'Sau đó, một tiếng nổ lớn vang lên rồi cả mặt đường rung chuyển. Tôi bị chảy máu rất nhiều'. Các bác sĩ cho biết, bà Jintana phải nằm viện điều trị thêm một tuần mới được xuất viện.
Theo chuyên gia Pavin Chachavalpongpun (Trung tâm nghiên cứu Đông Nam Á, Đại học Kyoto), vụ đánh bom là sự thất bại của cơ quan tình báo Thái Lan. 'An ninh ở Bangkok khá lỏng lẻo, chính quyền dường như cho rằng một vụ tấn công đẫm máu như vậy sẽ không thể xảy ra ở đất nước sùng bái đạo Phật', ông Pavin nói.
Sansern Kaewkamnerd, Phó phát ngôn viên chính phủ, công bố danh sách quốc tịch của 20 nạn nhân thiệt mạng trong vụ đánh bom đêm 17/8 gồm: Thái Lan (5 người), Malaysia (2 người), Trung Quốc (4 người, 2 người từ Hong Kong), Singapore (một người).
Còn 8 nạn nhân chưa rõ quốc tịch. Trước đó, đại sứ quán Việt Nam tại Thái Lan khẳng định không người Việt nào thiệt mạng sau vụ tấn công.
Hãng hàng không Thai Airways ngày 18/8 thông báo họ sẽ không tính phí thay đổi lịch trình bay nếu du khách muốn đổi ngày đến Thái Lan do lo ngại về vụ đánh bom. Phỏng đoán về sự liên quan của người Duy Ngô Nhĩ một phần do ngôi đền Erawan là địa điểm rất thu hút du khách Trung Quốc.
Camera giám sát ghi lại hình ảnh một thanh niên mặc áo phông vàng để lại chiếc ba lô trước đền Hindu Erawan. Địa điểm anh ta ngồi chính là nơi quả bom phát nổ vài phút sau đó. “Đó là kẻ tình nghi… Chúng tôi đang tìm kiếm đối tượng này”, BBC ngày 18/8 dẫn lời Thủ tướng Thái Lan Prayuth Chan-o-cha nói với báo giới.
Trong khi đó, phát ngôn viên lực lượng cảnh sát Thái Lan, tướng Prawut Thavornsiri, nói với AP: “Gã mặc áo vàng không chỉ là nghi phạm. Hắn là kẻ đánh bom”. Thủ tướng Prayuth gọi đó là “vụ tấn công tồi tệ nhất từ trước đến nay” trên đất Thái. Trong bài phát biểu trên truyền hình, ông Prayuth cam kết chính phủ làm mọi điều có thể để đưa thủ phạm ra công lý và hứa sẽ nỗ lực bảo vệ người nước ngoài đang ở Thái Lan.
Trước đó, Bangkok Post dẫn các nguồn tin cho biết vụ nổ thứ hai xảy ra gần cầu Sathorn không gây thương vong. Nhà chức trách Thái Lan đang có mặt tại hiện trường nhằm làm sáng tỏ vụ việc.
Vật gây nổ có thể là lựu đạn, được ném xuống từ trên cầu. Các nhân chứng cho biết vật liệu nổ được thả xuống lúc 13h20 hôm nay (18/8) theo giờ địa phương. Vị trí nó rơi nằm gần bãi đậu xe ở bến tàu. Lực va chạm khiến nó lăn xuống nước và phát nổ sau đó. Cảnh sát đã đóng đường Sathorn dẫn từ bến tàu tới ga tàu Taksin.
Vụ nổ mới xảy ra chưa đầy 24 giờ sau vụ đánh bom bên ngoài đền Erawan, thủ đô Bangkok làm ít nhất 20 người thiệt mạng và hàng chục người bị thương, bao gồm nhiều công dân nước ngoài.
Nhà chức trách Thái Lan đã xác định được nghi can đặt bom tối 17/8 và đang truy lùng.
Bất kỳ ai có thông tin về người Việt Nam bị tác động bởi vụ đánh bom ở Bangkok hay cần giúp đỡ có thể liên lạc với Đại sứ quán Việt Nam tại Thái Lan theo đường dây nóng +66-92-484-0535 hoặc +66-92-484-0535 |
End of content
Không có tin nào tiếp theo