Pháp luật

Vụ Quảng Nam “cáo buộc” Đà Nẵng bảo kê lâm tặc: Chưa tìm ra bằng chứng bảo kê

Liên tiếp trong nửa đầu tháng 10.2014, kiểm lâm Quảng Nam và Đà Nẵng phát hiện lâm tặc đã đốn đốn hạ, cất giấu gần 500 phách gỗ kiền kiền, gõ với khối lượng hơn 45m3 tại vùng rừng giáp ranh của 2 địa phương. Ngay sau đấy, UBND tỉnh Quảng Nam lập tức họp các sở ngành, địa phương liên quan để giải quyết vụ việc. Theo đó, nhận định có sự bảo kê của lực lượng bảo vệ rừng Đà Nẵng.

  •  
  • l

 

Trước nghi vấn này, Đà Nẵng một mặt đề nghị công an vào cuộc làm rõ, mặt khác triển khai các lực lượng chức năng liên tục vào thực địa để tổng kiểm tra rừng, triệu tập 5 cán bộ quản lý rừng, trong đó có 2 cán bộ kiểm lâm trạm Cà Nhông giải trình, kiểm điểm vụ việc. 

Ngày 24.10, các lực lượng kiểm lâm, cán bộ Ban Quản lý rừng đặc dụng Bà Nà - Núi Chúa (Đà Nẵng) vẫn tiếp tục lội vào thực địa để tổng rà soát, kiểm tra thực trạng vụ phá rừng. Chi cục kiểm lâm tiếp tục họp, xem xét các báo cáo giải trình của kiểm lâm viên, cán bộ BQL rừng đặc dụng Bà Nà Núi Chúa tại trạm Cà Nhông để giải quyết vụ việc.

Ông Phạm Ngọc Sự - Trưởng BQl rừng đặc dụng Bà Nà – Núi Chúa cho biết bất ngờ trước những nhận định của các ngành chức năng, cho rằng các cán bộ BQL cùng kiểm lâm Bà Nà – Núi Chúa bảo kê cho lâm tặc. "Bảo kê hay không, ai bảo kê cho đối tượng nào, tất cả có công an điều tra làm rõ” – ông Sự nói.

Ông Trần Viết Phương – Phó GĐ Sở NN&PT NT TP.Đà Nẵng cho biết, đây là vụ phá rừng lớn nhất từ trước nay tại Đà Nẵng. Tính chất vụ việc phức tạp, nhưng không nên vội cáo buộc bảo kê hay không khi chưa có bằng chứng xác đáng. Cũng theo ông Phương, Trạm kiểm lâm Cà Nhông có từ 1988, tức thời còn tỉnh Quảng Nam Đà Nẵng chưa chia tách, là tấm bình phong giữ rừng Bà Nà – Núi Chúa. Không có trạm này thì rừng tự nhiên, rừng phòng hộ trong khu đặc dụng này rơi vào tay lâm tặc từ lâu. Vụ việc đang tiếp tục được điều tra, làm rõ.

 

Theo Lao Động
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo
 
Close