Vụ thảm sát “Mỹ Lai” về cây cối
Đáng tiếc theo đại diện Ban tổ chức, có mời đại diện UBND TP Hà Nội nhưng không thấy ai đến.
Gay gắt nhất là ý kiến của Tiến sĩ Phạm Sĩ Liêm, Phó Chủ tịch Tổng Hội Xây dựng Việt Nam, nguyên Thứ trưởng Bộ Xây dựng. “Thảm sát cây như vậy, những cây là nhân chứng lịch sử, chẳng khác gì một vụ Mỹ Lai về cây cối”, Tiến Sĩ Liêm nói.
Trong khí đó, so sánh việc 6.700 cây bị chặt theo kế hoạch sẽ chiếm 1/7 cây xanh Hà Nội, GS-TS Nguyễn Lân Dũng, Chủ tịch Hội các ngành sinh học Việt Nam chua chát: “Tôi nghĩ cái đầu tôi giờ mất 1/7 tóc thì như hói”
Giáo sư Dũng đề nghị xử lý mạnh tay hành vi chặt phá cây nghiêm trọng vừa xày ra. "Những việc vừa qua phải truy cứu trách nhiệm những người ký quyết định và thực thi chủ trương này. Tôi kiến nghị, việc thanh tra không phải là việc của Hà Nội. Vì đây không phải chỉ là việc riêng của Hà Nội mà là của cả nước. Vì vậy, việc thanh tra này phải do Thủ tướng quyết định”, Giáo sư đề nghị.
Dưới góc độ khoa học, Giáo sư Dũng cũng không tin hàng cây vừa trồng trên đường Nguyễn Chí Thanh "10 năm nữa có thể có bóng mát". "Cả cây vàng tâm hay cây mỡ đều không thích hợp với nhiệt độ ở Hà Nội"
Lý lẽ của Hà Nội bảo chặt cây không phải là một chiến dịch, nhưng trên mạng, người ta nói chặt cây còn nhanh hơn cả lâm tặc. Rồi việc “đổ lỗi” cho các cây xà cừ hay bị đổ là oan uổng cho xà cừ. “Hà Nội nói mới chặt 500 cây nhưng tôi nghe là chặt 2.000 cây rồi. Vậy tôi nghĩ Thanh tra Chính phủ vào cuộc sẽ rõ", Giáo sư Dũng tiếp tục kiến nghị việc truy cứu đến cùng.
Ở góc độ thực tiễn khác, GS-TSKH. Phạm Ngọc Đăng - Phó chủ tịch Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam, Giám đốc Trung tâm Môi trường Đô thị và Công nghiệp nhấn mạnh, đề án mà Hà Nội đã thông qua cho phép chặt bỏ hàng ngàn cây xanh là phản khoa học.
GS-TSKH. Phạm Ngọc Đăng cho rằng, việc Chủ tịch UBND TP Hà Nội lệnh tạm dừng chặt là chưa đủ mà phải mạnh dạn xin lỗi. Hơn nữa, lỗi này không phải là do Sở Xây dựng hay các nhà tài trợ mà là những người lãnh đạo. Bởi “Với cách làm này, người Hà Nội còn phải chịu sống ô nhiễm dài dài”, GS-TSKH. Phạm Ngọc Đăng.
Trức đó, thực hiện Đề án cải tạo, thay thế cây xanh đô thị hai bên đường Hà Nội giai đoạn 2014 - 2015, Hà Nội sẽ thực hiện chặt hạ, trồng thay thế 6.708 cây xanh trên 190 tuyến phố .
Sau khi hằng trăm cây xanh bị đốn hạ đã vấp phải phản ứng dữ dội của người dân. Ngày 20-3, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Thế Thảo đã chính thức chỉ đạo dừng việc chặt cây xanh tại Hà Nội.
End of content
Không có tin nào tiếp theo